Giá thép tăng ngay đầu năm 2024
Những ngày đầu tháng 1/2024, thị trường thép xây dựng nội địa đã có đợt điều chỉnh giá đầu tiên khi các nhà sản xuất đồng loạt tăng giá bán thép cuộn và thép thanh vằn các loại với mức tăng phổ biến 200.000 đồng/tấn.
Hiện giá thép thanh vằn trong nước đang dao động quanh mức 14,2-14,85 triệu đồng/tấn, giá thép cuộn xây dựng dao động từ 14,1 - 14,7 triệu đồng/tấn (giá thanh toán ngay tại nhà máy, chưa VAT, đã trừ chiết khấu tối đa theo sản lượng và vùng miền).Giá thép hôm nay tại miền Bắc: Giá thép Hoà Phát với dòng thép cuộn CB240 tăng 200 đồng/kg lên mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 290 đồng/kg lên mức 14.530 đồng/kg.
Giá thép Việt Ý, với dòng thép cuộn CB240 tăng 270 đồng/kg lên mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 370 đồng/kg lên mức 14.540 đồng/kg.Giá thép Việt Đức với dòng thép cuộn CB240 tăng 400 đồng/kg lên mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 300 đồng/kg lên mức 14.640 đồng/kg.Giá thép Việt Nhật (VJS), với dòng thép CB240 tăng 300 đồng/kg lên mức 14.210 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 300 đồng/kg lên mức 14.310 đồng/kg.Giá thép Việt Mỹ (VAS), tăng 310 đồng/kg với dòng thép cuộn CB240 lên mức 13.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 360 đồng/kg lên mức 14.210 đồng/kg.Tại miền Trung: Giá thép Hoà Phát, với dòng thép cuộn CB240 tăng 200 đồng/kg lên mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng/kg lên mức 14.490 đồng/kg.Giá thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 tăng 400 đồng/kg lên mức 14.540 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 100 đồng/kg lên mức 14.850 đồng/kg.Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 tăng 200 đồng/kg lên mức 14.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.260 đồng/kg.Giá thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.890 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 15.300 đồng/kg.Mặc dù nhu cầu tiêu thụ thép thực tế của người tiêu dùng cuối cùng chưa thực sự phục hồi như kỳ vọng nhưng đợt tăng giá đầu năm 2024 này đã được các chuyên gia dự báo từ cuối năm 2023 khi giá nguyên liệu sản xuất tăng liên tiếp trong nhiều tuần.
Anh Ngô Khánh, chủ đại lý sắt thép Việt Đức - Tam Trinh (Hà Nội) cho biết, giá thép đầu năm đã có bước tăng nhẹ, thị trường cũng đã hồi phục hơn khiến lượng tiêu thụ tăng. Với đà phục hồi, dự báo giá thép có thể tiếp tục tăng ngay trước Tết Nguyên đán và vượt qua mốc 15 triệu đồng/tấn.
Trên thị trường thế giới, đối với quặng sắt, sau khi nguyên liệu thô này liên tục lập những đỉnh giá mới của năm 2023 trong tháng 12, bước sang năm 2024, giá quặng sắt tiếp tục diễn biến khó lường. Théo đó ngày 3/1 đạt mức 143,95 USD/tấn CFR Bắc Trung Quốc (loại 62% Fe), tăng 1,8% so với mức giá đỉnh 141,45 USD/tấn của năm 2023, sau đó giá có diễn biến giảm dần và ngày 10 tháng 1 ở mức 134,35 USD/tấn CFR Bắc Trung Quốc.
Mặc dù giá giảm nhưng nhiều người tham gia thị trường nhận định giá quặng sắt vẫn có thể được phục hồi nhờ sự hỗ trợ từ nhu cầu bổ sung tồn kho nguyên liệu của các nhà máy Trung Quốc để đủ sử dụng cho tới qua Tết Nguyên đán.Đối với thép phế, bước sang năm 2024, hai khu vực xuất khẩu thép phế lớn nhất thế giới là khu vực EU và Mỹ đều tăng giá.Giá thép phế ở mức 388,25 USD/tấn FOB, tăng 15,75 USD/tấn (tăng khoảng 385.000 đồng/tấn) so với thời điểm cuối năm 2023; giá thép phế HMS xuất khẩu của Mỹ tăng 18 USD/tấn (tăng khoảng 440.000 đồng/tấn) và hiện ở mức 393,75 USD/tấn FOB.Thị trường thép phế nhập khẩu chào vào Việt Nam cũng sôi động hơn khi bước vào năm 2024. Theo S&P Global ngày 10/1, giá chào thép phế H2 nguồn Nhật Bản ở mức 400 USD/tấn CFR Việt Nam, thép phế cao cấp HS nguồn Nhật Bản ở mức 430 USD/tấn CFR Việt Nam, thép phế loại A/B 50:50 nguồn Hong Kong ở mức từ 392 - 400 USD/tấn CFR Việt Nam, HMS ½ 80:20 nguồn Úc/New Zealand ở mức 390 USD/tấn CFR Việt Nam.
Giá thép phế nội địa đầu năm 2024 đã ghi nhận sự tăng giá ở khu vực miền Bắc với mức tăng phổ biến từ 200.000 – 250.000 đồng/tấn, các khu vực còn lại giá vẫn tương đối ổn định. Nguồn cung thép phế nội địa hạn chế, có tình trạng khan hàng tại một số khu vực.Giá thép phế loại 1 tại khu vực miền Bắc hiện dao động từ 9,9 - 10,3 triệu đồng/tấn, miền Nam dao động phổ biến từ 8,9 - 9,7 triệu đồng/tấn, đây là giá chưa bao gồm VAT và giao tại kho bên mua.Đối với phôi thép, do giá thép phế và quặng sắt tăng đã đẩy giá phôi và thép thành phẩm lên theo trong 2 tháng gần đây. Trong những ngày đầu năm 2024, phần lớn giá phôi thép tại các khu vực trên thế giới có diễn biến tăng nhẹ. Theo S&P Global, giá phôi thép nhập khẩu vào khu vực Đông Nam Á ngày 10/1 ở mức 540 USD/tấn CFR, tăng 6 USD/tấn (tăng khoảng 147.000 đồng/tấn) so với thời điểm cuối năm 2023.Giá phôi thép nội địa sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch cũng tăng từ 100.000 - 150.000 đồng/tấn so với thời điểm cuối năm 2023. Khảo sát thị trường ngày 10/1, giá chào phôi trung tần xuất xưởng hiện phổ biến từ 12,750 - 12,85 triệu đồng/tấn, giá chưa VAT, giá tại kho bên bán.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ngành thép chờ “tín hiệu” hồi phục
07:57' - 11/01/2024
Với diễn biến khả quan về lượng hàng tiêu thụ tăng trở lại trong tháng cuối năm 2023, nhiều dự báo năm 2024, ngành thép có thể hồi phục khi có các tín hiệu tích cực.
-
Doanh nghiệp
Xây dựng hồi phục giúp tiêu thụ thép Hòa Phát tăng
12:26' - 08/01/2024
Trong tháng 12/2023, tiêu thụ thép xây dựng và thép chất lượng cao các loại ghi nhận mức cao nhất từ đầu năm và 20 tháng trở lại đây.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kết luận về cuộc điều tra bán phá giá thép tấm cuộn mạ thiếc
14:22' - 06/01/2024
Bộ Thương mại Mỹ ngày 5/1 tuyên bố đã phát hiện các sản phẩm thép tấm cuộn mạ thiếc của Canada, Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc đang được bán phá giá vào thị trường Mỹ.
-
Hàng hoá
Giá thép ngày 18/12: Giá đi ngang, dự báo tăng nhẹ về cuối năm
11:54' - 18/12/2023
Dự báo cho thấy, giá thép có thể tiếp tục tăng với biên độ nhẹ trong thời gian tới
-
Hàng hoá
Giá thép ngày 12/12: Một số dòng tăng giá nhẹ
10:44' - 12/12/2023
Đến đầu tuần này, Công ty CP Tập đoàn Sản xuất thép Việt Đức cũng đã thông báo tăng giá thép xây dựng, trong đó có thép cây các loại.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất gần hai năm
18:04' - 10/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm vào tuần này do nhu cầu giảm và đồng rupee mất giá.
-
Hàng hoá
Kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD
13:03' - 10/05/2025
Ngành hàng này đã mang lại giá trị thu nhập cao cho nông dân và là một trong những ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
-
Hàng hoá
Các thương hiệu xa xỉ lại bỏ khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall
18:02' - 09/05/2025
Các thương hiệu xa xỉ như Balenciaga, Versace và Valentino đang giảm bớt hoặc loại bỏ các chương trình khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall ở Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng nhưng tăng mạnh giá
17:10' - 09/05/2025
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt
15:37' - 09/05/2025
Giá dầu tăng phiên chiều 9/5, tiếp nối mức tăng khoảng 3% của phiên trước, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có dấu hiệu hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
MXV: Giá dầu thô tăng mạnh bất ngờ
10:43' - 09/05/2025
Toàn thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tăng giá nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường năng lượng: giá dầu bật tăng hơn 3%, nông sản, giá đậu tương cũng có nhiều yếu tố tích cực.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng gần 3% nhờ kỳ vọng đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
07:38' - 09/05/2025
Giá dầu thế giới tăng mạnh khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 8/5, được hỗ trợ bởi hy vọng về bước tiến mới trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
“Phụ phẩm vàng” Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc
20:49' - 08/05/2025
Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc, mở ra cơ hội biến phụ phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào đàm phán thương mại Mỹ-Trung
16:56' - 08/05/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 8/5 bởi hy vọng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có thể đạt được bước đột phá.