Giá trị M&A của Trung Quốc chiếm 15% thị trường toàn cầu
Ngày 27/1, công ty kiểm toán quốc tế PwC đã công bố báo cáo “Thị trường M&A Trung Quốc năm 2020 và triển vọng năm 2021”. Số liệu cho thấy tổng giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) của Trung Quốc năm 2020 tăng 30% lên 733,8 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2016. Tính theo số lượng cũng như giá trị giao dịch, Trung Quốc chiếm 15% thị trường M&A toàn cầu.
Theo báo cáo của PwC, năm 2020 số lượng các thương vụ M&A của Trung Quốc tăng 11% so với năm 2019, nguyên nhân chủ yếu do nhận được sự hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ từ khu vực doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn chính phủ. Trong khi đó, số lượng thương vụ giao dịch xuyên biên giới giảm nhẹ, và hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân tăng mạnh. Đối tác chính của quỹ đầu tư tư nhân PwC phụ trách Trung Quốc và Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong Lưu Yến Lai cho biết giá trị giao dịch M&A của Trung Quốc duy trì ổn định sau khi sụt giảm vào tháng Hai năm ngoái do lệnh phong tỏa bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đã phục hồi mạnh mẽ trong những tháng tiếp theo và tăng mạnh so với cùng kỳ trong nửa cuối năm.Giá trị giao dịch M&A trong năm 2020 gia tăng là do sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhà nước vào hoạt động M&A của các quỹ đầu tư chiến lược và quỹ đầu tư tư nhân trong nước (các quỹ có tài sản nhà nước), trong khi sự suy giảm đột ngột của M&A xuyên biên giới đã làm chậm lại xu thế tăng trưởng.
Theo số liệu thống kê, năm 2020 ghi nhận 93 thương vụ M&A quy mô lớn (trên 1 tỷ USD/thương vụ). Điều này phản ánh sự tăng tốc của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và việc rót vốn vào lĩnh vực tài chính.Sự hứng khởi của các quỹ đầu tư tư nhân chủ yếu tập trung vào ngành hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao (chẳng hạn như ô tô sử dụng năng lượng mới). Năm 2020 chỉ ghi nhận 8 thương vụ M&A quy mô lớn của Trung Quốc ở nước ngoài.
Sự hoành hành của đại dịch COVID-19 ở các nước và một số nhân tố chính trị đã làm suy giảm mức độ hào hứng của doanh nghiệp Trung Quốc trong hoạt động M&A ở bên ngoài, đặc biệt là ở các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu, điều khiến giá trị giao dịch M&A ở nước ngoài giảm xuống 42 tỷ USD, thấp nhất từ năm 2010, đồng thời số lượng giao dịch giảm xuống còn 403 thương vụ, ít nhất kể từ năm 2015. Xét về mặt số lượng, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc vẫn tham gia hoạt động M&A năng nổ nhất ở thị trường nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp nhà nước lại chuyển hướng sự chú ý vào thị trường trong nước. Nhìn chung, số lượng các thương vụ M&A của doanh nghiệp trong nước Trung Quốc giảm 40% và dường như tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng. Chuyên gia Lưu Yến Lai dự báo, năm 2021 với sự hỗ trợ của cải cách doanh nghiệp nhà nước, cũng như chiến lược “tuần hoàn kép” và “nâng cấp công nghiệp”, thị trường M&A Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tập trung vào các giao dịch trong nước. Về tổng thể, thị trường M&A vẫn tăng trưởng trong năm 2021 do sự thúc đẩy của các quỹ đầu tư tư nhân và nhà đầu tư tài chính (bao gồm quỹ đầu tư nhà nước), trong đó số lượng giao dịch đầu tư cổ phần tư nhân sẽ tiếp tục tăng. Bắt đầu từ năm 2021, tổng mức đầu tư ở nước ngoài có thể sẽ tăng lên, nhưng phải cần thời gian để phục hồi./.Tin liên quan
-
Thị trường
Nhận diện các thương vụ mua bán sáp nhập ở thị trường bán lẻ
14:40' - 16/04/2019
Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ phân khúc cửa hàng tiện lợi chứng kiến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) thành công. Điều này cho thấy xu thế M&A tại lĩnh vực này đang có dấu hiệu gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.