Giải "bài toán" về cân bằng nước
Tại Tây Nguyên, mùa mưa năm nay kết thúc sớm, lượng mưa tại khu vực Bắc Tây Nguyên chỉ đạt 50-60% so với quy luật nhiều năm. Ở Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận mực nước các sông, suối đều thấp hơn mức trung bình. Nhiều hồ chứa không đạt dung tích thiết kế, thậm chí có những hồ chứa còn trơ cả đáy.
Các tỉnh Nam Trung bộ nằm thấp hơn vùng Tây Nguyên nên các hồ chứa vùng này được hưởng nguồn nước ngầm lớn từ Tây Nguyên. Dự báo ở Tây Nguyên mùa khô năm nay, hạn hán sẽ xảy ra khốc liệt nhất trong vòng 18 năm trở lại đây.
Nhìn lại những vùng được coi là bị mặn thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long, những nơi thường bị hạn ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên rõ ràng hiện tượng trên không phải là mới xảy ra mà đã có một quá trình lâu dài.
Thời tiết bất thường của một số năm gần đây chưa phải là khắc nghiệt nhất so với trước đây, song sự thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng cuộc sống của người dân lại có xu hướng tăng lên.
Đặc biệt, con số thống kê về sự tụt giảm mực nước ở các sông suối ở Tây Nguyên, ở Nam Trung bộ, trong vụ Đông Xuân, làm cho chúng ta rất lo ngại về tương lai cho sự phát triển nông nghiệp của các vùng này.
Vậy, giải pháp tổng thể là phải xây dựng được “Bài toán cân bằng nước” trong phạm vi toàn lãnh thổ.
Cụ thể, phải tính toán lượng nước đến (nước mưa, dòng chảy trong sông, suối, nước ngầm) và nhu cầu lượng nước. Từ đó, xác định được lượng nước cần trữ; trong đó, có kể đến lượng mưa thiếu hụt của những năm bị hạn hán.
Cho đến nay, chúng ta chưa giải được bài toán này để phục vụ cho chống hạn. Nguyên nhân chính là chưa xây dựng được “chiến lược sử dụng nước”, để đi kèm với “chiến lược tài nguyên nước”. Trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng các hồ chứa, các trạm bơm, các “kho nước ngầm”.
Mặt khác, khi điều hành cung cấp nước có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế như chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, di chuyển khu vực chăn nuôi, chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hoặc dừng phát triển cây cao su ở Tây Nguyên...
Cần xây dựng dự án thí điểm về phương pháp này áp dụng cho 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (Nam Trung bộ), Gia Lai, Đắc Lắk (Tây Nguyên).
Tình hình mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn, ngoài hiện tượng nước biển dâng, còn do nguồn nước ngọt giúp đẩy mặn ở các cửa sông có xu thế giảm.
Do vậy, cần xây dựng được quy hoạch phòng chống xâm nhập mặn trên toàn lãnh thổ; trong đó, có tiêu chuẩn về lưu lượng đẩy mặn ở các cửa sông theo từng thời gian. Quy hoạch này phải kết hợp với chiến lược sử dụng nước trong giải pháp chống hạn.
Về giải pháp công trình, hệ thống thủy lợi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp những cống vùng triều, đảm bảo tận dụng thủy triều để lấy có hiệu quả. Những tiểu vùng chưa có hệ thống thủy lợi vẫn sử dụng nước lũ, nước mưa để sản xuất cần đầu tư xây dựng kênh, cống để tận dụng giữ nước ngọt, thoát lũ.
Theo tính toán quy hoạch thủy lợi, hàng năm lượng nước mưa ở Tây Nguyên vẫn đủ để tưới cho cây trồng, song dung tích các hồ nhỏ, không đủ chứa, khiến nước lũ chảy hết ra các sông.
Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa đang bị xuống cấp cần tăng cường công trình quan trắc thủy văn khí tượng để dự báo kịp thời trong điều hành chống lũ và chống hạn. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm phương pháp “đê ngầm” trên các đường lũ đi để tạo thành kho nước trong lòng đất.
Về giải pháp phi công trình, những vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long không có nguồn nước ngọt từ các sông, chủ yếu dựa vào nước mưa như Cà Mau cần nghiên cứu quy hoạch sản xuất giữa trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, thích hợp với điều kiện hạn chế nước ngọt; xây dựng phương pháp sản xuất “tưới bằng nước mưa” như nhiều nước ở châu Phi đang làm.
Khu vực Tây Nguyên cần giảm kế hoạch phát triển cây cao su, kết hợp trồng rừng chủ yếu tạo thêm tầng phủ, phát triển thảm thực vật giúp nâng cao mực nước ngầm, bổ sung nguồn nước sinh thủy, góp phần đẩy mặn cho vùng Nam Trung bộ.
Bên cạnh đó, khu vực Nam Trung bộ cần thu thập số liệu, phân loại khu vực thường xuyên có lượng mưa gần bằng lượng bốc hơi nhằm chủ động di dân đến những nơi có nguồn nước ổn định hơn.
Nghiên cứu chiến lược chống sa mạc hóa ở những tỉnh thường xuyên bị hạn thông qua việc trồng rừng tạo ra nguồn nước ngầm, góp phần chống mặn hóa cho tầng nước ngầm. Trên thế giới, việc nghiên cứu tầng nước ngầm, nằm trong tổng thể cân bằng nước của lưu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giá lúa rục rịch tăng do “tâm lý” xâm nhập mặn
11:41' - 28/02/2016
Giá lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, do xâm nhập mặn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Lan nghiên cứu chuyển dòng nhánh sông Mekong: Sẽ gia tăng xâm nhập mặn cho Việt Nam
09:48' - 26/02/2016
Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan đang nghiên cứu việc chuyển dòng cửa sông Loei, một nhánh của sông Mekong, để đưa nước đến các vùng nông nghiệp ở Đông Bắc nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023
22:05' - 25/03/2023
Bộ Công Thương kêu gọi tất cả người dân Việt Nam nói chung, người dân Thủ đô nói riêng hãy thực hành tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường thường xuyên trong suốt 365 ngày của năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc
19:26' - 25/03/2023
Theo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung 2 dự án cao tốc vào danh mục công trình trọng điểm ngành giao thông
18:44' - 25/03/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục dự án và thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế tối thiểu toàn cầu: Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh chính sách đầu tư để thích ứng
17:29' - 25/03/2023
Nếu chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, tất cả những ưu đãi trước đây và hiện nay mà Việt Nam dành cho doanh nghiệp như: miễn thuế, thuế suất ưu đãi thuế dưới 15% sẽ không còn tác dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng
17:06' - 25/03/2023
NIC kỳ vọng đẩy mạnh kết nối giữa các thành viên trong mạng lưới và với các nguồn lực hỗ trợ khác cho mục tiêu chung là phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra các công trình, dự án tại tỉnh Thừa Thiên - Huế
17:06' - 25/03/2023
Chiều 25/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm, kiểm tra các công trình, dự án tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng vật liệu đất đắp cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
15:54' - 25/03/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai cho phép tiếp tục giải quyết việc cung cấp vật liệu san lấp, không để ảnh hưởng đến tiến độ dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương cần chuyển mô hình sang công nghiệp - đô thị - dịch vụ thông minh
12:51' - 25/03/2023
UBND tỉnh Bình Dương tổ chức các sự kiện "Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới"; đồng thời trao giấy chứng nhận đầu tư, ký kết với 9 tỉnh về phát triển hạ tầng khu CN – đô thị - dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Đưa vào vận hành Trung tâm đào tạo điện tử quốc tế
12:43' - 25/03/2023
Thành phố Hồ Chí Minh: đưa vào vận hành mô hình Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế (IETC), trung tâm đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.