Giải pháp nào cho một nền kinh tế đình trệ toàn cầu?
Theo tạp chí Eurasia Review, thế giới đang sống trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa từng có. Mặc dù kinh tế toàn cầu đã trải qua những đợt suy thoái và sụt giảm trước đó, song ở những thế kỷ trước, mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người không giống như bây giờ. Đó là kết quả của sự kết hợp mạnh mẽ giữa công nghệ, thông qua các cuộc Cách mạng Công nghiệp, cũng như tự do và ổn định về kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, theo một nhóm các nhà khoa học liên ngành tại Đại học California và Đại học Colorado Boulder, những tháng ngày tăng trưởng mạnh mẽ nhanh chóng có thể sắp kết thúc. Đặc biệt, các nền dân chủ phát triển dường như đang dẫn đầu chiều hướng suy giảm kinh tế kéo dài suốt thế kỷ XXI. Do đó, theo các nhà nghiên cứu, thế giới cần phải chuẩn bị cho một số căng thẳng về kinh tế và xã hội mà chiều hướng suy giảm này sẽ mang lại. Ông Matthew Burgess, tác giả chính của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Human Behavior, cho biết: “Sự suy giảm tốc độ phát triển trong thời gian dài ở các nước giàu là không thể tránh khỏi vì nhiều lý do mà chúng ta thực sự không kiểm soát được. Không ai có thể nói chắc chắn chính xác điều gì sẽ xảy ra, nhưng có một kiểu suy giảm tăng trưởng dài hạn đã có thể thấy được từ giữa thế kỷ trước”. Các yếu tố có thể liên quan đến quá trình tăng trưởng chậm lại tiềm ẩn là dân số già, chuyển dịch từ hàng hóa sang dịch vụ, chậm đổi mới và nợ. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, tác động to lớn của đại dịch COVID-19 và tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng hơn nữa. Ông Steven Gaines, đồng tác giả của nghiên cứu, nói rằng: “Vấn đề chi phí kinh tế trong tương lai do những thách thức về môi trường mà con người gây ra như biến đổi khí hậu có thể là rất lớn, vì vậy việc hành động tích cực ngay ngày hôm nay để tìm ra các giải pháp hiệu quả là rất quan trọng nhằm hạn chế sự suy giảm kinh tế trong tương lai”. Tin tức này không phải là một điềm báo tốt cho các quốc gia dân chủ và giàu có như Mỹ - những quốc gia vốn dựa vào tăng trưởng kinh tế dài hạn để thực hiện các chương trình mạng lưới an sinh xã hội, đầu tư tạo việc làm và trả nợ. Ngoài ra, các cá nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như tăng trưởng kinh tế chậm lại ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và tiết kiệm quan trọng cho giáo dục và hưu trí. Ông Burgess nhận định: “Tôi không cho rằng có đủ sự đánh giá sâu sắc về mức độ xã hội mà chúng ta đã xây dựng dựa trên sự phát triển”, đồng thời cho biết thêm rằng tình trạng suy thoái có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ. Theo ông Burgess, “chúng ta cần bắt đầu tưởng tượng về một thế giới tăng trưởng chậm đến không tăng trưởng nữa. Chúng ta thường coi sự tăng trưởng trong hàng trăm năm qua là điều hiển nhiên, bởi vì rất nhiều nghiên cứu kinh tế học đã được hình thành trong khoảng thời gian kinh tế tăng trưởng này”. Theo bài viết, các nhà nghiên cứu đã đề xuất về một “sự phục hưng dân sự có chỉ đạo” – một cách tiếp cận kết hợp các lực lượng dân sự ở cơ sở từ dưới lên trên, với sự tham gia của chính phủ, để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn kinh tế về lâu dài. Các mục tiêu của cách tiếp cận này sẽ là tách vốn xã hội và phúc lợi cá nhân khỏi tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng, nâng cao cơ hội cho thanh niên, tăng lợi tức đầu tư trong chi tiêu chính phủ và thuế và bảo vệ các yếu tố thể chế cốt lõi của nền dân chủ… Cách tiếp cận này nhằm thúc đẩy sự thống nhất trong giai đoạn khó khăn về tài khóa đã đặt ra các thách thức không chỉ đối với túi tiền của người dân mà còn đối với cả xã hội và nền dân chủ. Ông Burgess nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất cần tự hỏi là làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết xã hội trong bối cảnh mà mọi thứ có vẻ như bằng không". Các hoạt động xây dựng đoàn kết khác tập trung vào việc thiết lập một bản sắc chung, mạnh mẽ đồng thời tạo không gian cho sự đa dạng văn hóa dân tộc và thu hẹp bất bình đẳng kinh tế bằng cách giảm bớt các rào cản đối với giáo dục công và cung cấp đào tạo phù hợp với công việc. Trong khi đó, tăng hiệu quả chi tiêu công và giảm lãng phí là những chiến lược tài khóa mà các chính phủ cần thực hiện. Các nhà nghiên cứu đề xuất các biện pháp bao gồm chi tiêu cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển và cơ sở hạ tầng, đồng thời bịt các lỗ hổng thuế tốn kém, giảm tham nhũng và cải cách hệ thống y tế kém hiệu quả về kinh tế. Ngoài ra, tiết kiệm và nợ - các cơ chế để đầu tư vào tương lai cũng như đối phó với hiện tại - có thể phải xem xét lại trong một nền kinh tế trì trệ, bởi tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân có thể sẽ không còn nữa để có thể có những khoản phúc lợi khi mua nhà hoặc đóng góp vào giáo dục hoặc nghỉ hưu./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Điều kiện cần để ASEAN duy trì tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19
06:30' - 20/11/2021
Các chuyên gia khuyến nghị khu vực ASEAN cần tập trung vào các cam kết thương mại và đầu tư mở, thúc đẩy sự bền vững và tăng cường chuyển đổi số.
-
Phân tích - Dự báo
Mối đe dọa mới đối với kinh tế thế giới
05:30' - 15/11/2021
Tại hơn 10 tỉnh Trung Quốc, bao gồm các trung tâm công nghiệp, đã xảy ra tình trạng gián đoạn điện. Nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, bao gồm xí nghiệp cung cấp phụ kiện cho Tesla, Samsung và Apple.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đón chờ nền kinh tế thế giới ở phía trước
06:30' - 11/11/2021
Nếu các ngân hàng trung ương hành động quá chậm, lạm phát có thể tiếp tục tăng. Nhưng nếu họ tăng lãi suất quá nhanh, điều đó có thể cản trở sự phục hồi kinh tế trong một thế giới nợ nần chồng chất.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.