Giải pháp nào đảm bảo năng lượng cho phục hồi kinh tế sau dịch?
Sự phục hồi sản xuất công nghiệp sau đại dịch được dự báo sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao. Để không lâm vào tình trạng thiếu hụt điện như các nước trên thế giới gặp phải thời gian gần đây, ngoài các giải pháp về đáp ứng nguồn cung, cần có biện pháp mạnh mẽ hơn trong tiết kiệm năng lượng.
Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia, bộ, ngành chia sẻ tại Diễn đàn Năng lượng cho hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, do Văn phòng Ban chỉ đạo tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Hội truyền thông số Việt Nam, Báo Giao thông tổ chức tại Hà Nội ngày 26/11. *Sẵn sàng cho kịch bản tăng trưởng Theo thông tin từ EVN, từ tháng 8/2021 đến nay, nhu cầu phụ tải toàn quốc tăng trưởng trưởng thấp. Lũy kế 10 tháng năm 2021, tổng sản lượng điện toàn hệ thống đạt 213 tỷ kWh, tăng trưởng 3,3% so với năm 2020 và thấp hơn 5,7 tỷ kWh so với kế hoạch năm. Tuy vậy, khu vực miền Bắc vẫn tăng trưởng rất cao, kể cả trong tháng 8/2021, khi xuất hiện các đợt nắng nóng, công suất cực đại Pmax miền Bắc đạt 21.782 MW, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cho hay, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội trong năm 2022 là rất lớn, tạo áp lực trong nhiệm vụ đảm bảo điện. Tập đoàn đã xây dựng và sẵn sàng cho hai kịch bản. Đó là, kịch bản cơ sở, tăng trưởng điện 8,2% tương đương sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh; kịch bản cao tăng trưởng 12,4%, tương đương sản lượng điện đạt 286,1 tỷ kWh. “Về cơ bản năm 2022, hệ thống điện quốc gia có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện. Tích nước tại các hồ thủy điện lên mực nước cao nhất có thể vào cuối năm 2021, nhất là các hồ miền Bắc và điều tiết giữ ở mức cao đến cuối mùa khô để đảm bảo cấp điện năm 2022. Tuy nhiên, cục bộ tại miền Bắc có thể tiềm ẩn rủi ro thiếu hụt công suất trong các ngày nắng nóng cực đoan, với nền nhiệt độ trên 36 độ C kéo dài ở các tháng 5, 6, 7. Qua tính toán, khu vực miền Bắc sẽ thiếu khoảng từ 1.500 – 2.400 MW trong một số giờ cao điểm, thời tiết cực đoan”, ông Lâm cho biết.Để đảm bảo điện cho tăng trưởng phụ tải được dự báo, ông Lâm cho hay, EVN đã phối hợp với các nhà máy thủy điện nhỏ để ký kết điều chỉnh khung giờ cao điểm các nhà máy này vào các giờ phù hợp với nhu cầu phụ tải. Điều này góp phần rất lớn trong việc giảm thiếu điện trong các giờ cao điểm của miền Bắc. Ngoài ra, tập đoàn cùng các đơn vị sẽ tăng cường nghiên cứu đầu tư các hệ thống lưu trữ điện, tăng nhập khẩu điện từ Lào.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương cho hay, trong 2 năm qua, tốc độ tăng trưởng năng lượng ở mức thấp, khoảng hơn 3%, thấp hơn nhiều so với các năm kinh tế phát triển bình thường. Năm 2022, tùy theo diễn biến phục hồi, nhu cầu tiêu thụ điện có thể sẽ tăng mạnh. Đơn cử như Trung Quốc thời gian qua, nhu cầu năng lượng phục hồi sau dịch bệnh là rất lớn.
“Điều đó đặt ra cho chúng ta phải có sự chuẩn bị, có kế hoạch cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sau đại dịch. EVN dự báo nhu cầu điện tăng trưởng khoảng từ 8-12% theo 2 kịch bản và đã có những kịch bản ứng phó rất phù hợp”, ông Vũ nhận định.
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Hà Đăng Sơn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng, năng lượng tái tạo thời gian tới cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo năng lượng cho phát triển, quan trọng là làm sao đưa vào vận hành được tốt nhất. EVN sẽ phải đi đầu, lên kế hoạch sớm trong câu chuyện này, chủ động cả về công nghệ, phương án ứng phó *Đẩy mạnh tiết kiệm điện Cùng với những giải pháp về đảm bảo nguồn điện, ông Vũ cho rằng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế. Đồng thời, giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện nay, xét về chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng, cường độ năng lượng, Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 400 kg dầu quy đổi để tạo ra 1.000 USD GDP, cao hơn Thái Lan khoảng 30%, hơn Malaysia khoảng 60%... Điều này cho thấy, sử dụng năng lượng tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. “Vấn đề này đã được nhà nước quan tâm, ban hành nhiều quyết định, chỉ đạo về thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.... Tuy nhiên, thời gian tới cần phải lồng ghép mục tiêu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế... Đặc biệt, lồng ghép mục tiêu tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong kế hoạch chiến lược đổi mới công nghệ, kỹ thuật quốc gia. Đồng thời, không nhập khẩu những công nghệ, thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, tiêu thụ điện cao vào Việt Nam...”, ông Trịnh Quốc Vũ nêu. EVN cũng cho biết, hệ số đàn hồi điện năm 2019 của Việt Nam đạt 1,29 nhưng vẫn ở mức cao hơn so với các nước phát triển. Việt Nam có hơn 2.900 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, nhưng tiêu thụ điện chiếm tới 33% tổng lượng điện tiêu thụ toàn quốc. Nếu các cơ sở này tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm thì mỗi năm, cả nước tiết kiệm được 1,4 tỷ kWh, tương đương 2.700 tỷ đồng. Với khách hàng sinh hoạt hộ gia đình, tiêu thụ hơn 30% tổng điện năng tiêu thụ toàn quốc. Nếu 27 triệu hộ gia đình có thể tiết kiệm 1% điện năng tiêu thụ thì mỗi năm, cả nước có thể tiết kiệm 630 triệu kWh, tương đương hơn 1.170 tỷ đồng. Theo ông Võ Quang Lâm, như vậy, tiết kiệm điện là rất quan trọng. EVN đã phối hợp với các đơn vị để tuyên truyền, hỗ trợ cơ sở dùng điện trong kiểm toán năng lượng, tư vấn tiết kiệm điện. Tuy vậy, để thúc đẩy các chương trình quản lý phía nhu cầu, điều chỉnh phụ tải điện, dịch vụ tiết kiệm điện thì cần có các cơ chế chính sách để khuyến khích tài chính, hỗ trợ giá, vay vốn với lãi xuất ưu đãi, giảm thuế... cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Ngoài ra, có các quy định về xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức không thực hành tốt trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.../.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
EVNNPT kiến nghị sớm giải quyết vướng mắc mặt bằng Dự án đường dây 500 kV mạch 3
17:17' - 28/09/2021
Hiện nay, các địa phương của tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành bàn giao được 266/268 vị trí móng và bàn giao 242/268 khoảng cột hàng lang tuyến.
-
Chuyển động DN
Tiêu thụ điện tiếp tục giảm trong 2 tuần đầu tháng 9
15:51' - 18/09/2021
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 2 tuần đầu tháng 9/2021, nhiều tỉnh thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã hạn chế thêm các dự án nhiệt điện than mới
11:45' - 18/09/2021
Bộ Công Thương cho hay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay, Bộ đang khẩn trương rà soát, phân tích và hoàn thiện toàn bộ nội dung của Dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
16:00'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH".
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư Bệnh viện Quốc tế Long Vân
14:46'
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký công văn số 1512/QĐ-UBND quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Bệnh viện Quốc tế Long Vân với tổng vốn đầu tư hơn 1.336 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công xuyên lễ cầu Đại Ngãi 2 để kịp đưa vào vận hành trong tháng 6
14:46'
Liên tục cả kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, các nhà thầu trên công trường xây dựng cầu Đại Ngãi 2 bắc qua sông Hậu, nối bờ phía Long Phú với Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vẫn thi công liên tục không nghỉ.
-
Kinh tế Việt Nam
Các sân bay đảm bảo thông suốt dịch vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
12:54'
Hôm nay (4/5) - ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 dự kiến là ngày cao điểm nhất sau lễ tại hai sân bay lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Không khí khẩn trương trên các công trình trọng điểm dịp nghỉ lễ
10:59'
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Kazakhstan: Hướng tới hợp tác thương mại bền vững
10:34'
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo đà cho việc hợp tác thương mại giữa hai quốc gia hướng tới phát triển mạnh mẽ và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch sau 5 ngày nghỉ lễ
10:01'
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy công nghiệp xanh để phát triển bền vững
08:44'
Long An đang xây dựng kế hoạch đưa tỉnh trở thành một trung tâm phát triển kinh tế sôi động, bền vững của vùng dựa trên nền tảng công nghiệp xanh, tự động hóa và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:44'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật diễn ra như: SCIC công bố thoái vốn 31 doanh nghiệp trong đợt I/2025; sân bay Tân Sơn Nhất có xe buýt nội bộ miễn phí từ Nhà ga T3 sang Nhà ga T1 và T2...