Giải pháp nào để doanh nghiệp không tụt hậu trong chuyển đổi số?
Ngày 9/9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Hewlett Packard Enterprise (HPE) Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ Elite và Aruba tổ chức hội thảo, tọa đàm trực tuyến “Chuyển đổi số - Từ chính sách đến giải pháp thực tiễn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Sự kiện có sự tham gia của khoảng 300 doanh nghiệp toàn quốc, trên nền tảng trực tuyến.
Hội thảo được tổ chức nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam định hướng khung chuyển đổi số, tìm ra những giải pháp thực tiễn phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại để chuyển đổi số thành công. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với yêu cầu của bối cảnh mới, tăng tốc hội nhập và phát triển bền vững. Phát biểu tại sự kiện, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số như: thiếu kỹ năng số và nhân lực; thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số; thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp, ... Để thích ứng với bối cảnh mới và không bị tụt hậu trong chuyển đổi số, ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đẩy nhanh quá trình số hoá trong doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi. Cùng với đó, doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mới của thị trường trong dịch; kết nối chặt chẽ với đối tác, nâng cao năng lực đổi mới và sức cạnh tranh trên thị trường.Theo khảo sát của VCCI với 10.000 doanh nghiệp toàn quốc thì dịch COVID-19 tác động tới hơn 87% doanh nghiệp; trong đó, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98% chịu thiệt hại nhiều nhất do những hạn chế về nhân lực, thị trường.
Dịch cũng làm đứt gãy chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm gián đoạn. Đa số các doanh nghiệp giảm từ 50-90% doanh thu so với trước dịch, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh.Do vậy, để tiếp tục vận hành và phát triển, nhiều doanh nghiệp phải tìm hướng đi mới, đẩy nhanh số hóa. Đặc biệt, tạo nguồn nhân lực kỹ thuật số trong doanh nghiệp, nâng cao năng lực đổi mới và sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, doanh nghiệp xây dựng và ứng dụng công nghệ số sẽ hỗ trợ nhân viên làm việc tốt hơn; giúp gắn kết khách hàng, tối ưu hóa vận hành và chuyển đổi sản phẩm. Đơn cử như trong việc gắn kết khách hàng, doanh nghiệp có thể ứng dụng các quảng cáo kỹ thuật số; quản lý, phân tích dữ liệu khách hàng, thương mại trực tuyến và cung cấp cho khách hàng các trải nghiệm đa kênh. Với việc tối ưu hóa vận hành, chuyển đổi số thực hiện ở chuỗi cung ứng và hậu cần dựa vào dữ liệu, quản lý thiết bị số, kiểm soát chất lượng và quy trình thông minh… Theo chia sẻ của bà Dương Hạnh Phúc, Giám đốc Tiếp thị, HPE Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tăng tốc chuyển đổi số, đồng thời đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thông suốt, phục hồi sản xuất kinh doanh nhanh hơn trong và sau đại dịch COVID-19. Dữ liệu được bảo mật tuyệt đối ở mức chi phí đầu tư vừa phải thông qua tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, bà Phúc đã giới thiệu những danh mục sản phẩm và dịch vụ tư vấn tích hợp của HPE và Aruba, nhằm trợ lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cuộc đua số hóa. Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp cũng đặt vấn đề “doanh nghiệp nhỏ và vừa nên bắt đầu từ đâu”. Chia sẻ về vấn đề này, ông Tôn Anh Dũng, Giám đốc sản phẩm, Công ty cổ phần Công nghệ Elite cho hay, chuyển đổi số hiểu đơn giản là ứng dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị mới, mô hình kinh doanh mới. Do vậy, chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy và nhận thức. Chủ doanh nghiệp phải nhìn thấy cơ hội cho đơn vị và người lao động thì mới có hành động phù hợp. Quá trình chuyển đổi số hoàn toàn không khó, hầu hết các doanh nghiệp đã có thực hiện trước đây nhưng còn rời rạc, chưa làm đồng bộ và bài bản. Ông Tôn Anh Dũng cũng nêu một số giải pháp thực tiễn kèm một số mô hình công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Theo đó, các mô hình chuyển đổi số cho doanh nghiệp có thể dùng cho từ 50 – 200 người dùng, theo các gói từ 50-200 triệu đồng…/.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng
22:11' - 08/09/2021
Tọa đàm cấp cao các lãnh đạo ngân hàng với chủ đề “Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số: Xu hướng và sáng kiến chiến lược” đã diễn ra ngày 8/9.
-
Công nghệ
Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực
09:06' - 08/09/2021
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, đặc biệt là xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số...
-
DN cần biết
Chuyển đổi số giúp gì cho tăng trưởng của doanh nghiệp?
10:42' - 05/09/2021
Rất nhiều tấm gương điển hình của một số doanh nghiệp đã thể hiện sự chủ động, tích cực tìm hướng đi mới, áp dụng chuyển đổi số trong vận hành và duy trì tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số: Đâu là nhân tố quyết định?
07:55' - 03/09/2021
Chuyển đổi số không phải vấn đề mới, song trên thực tế vẫn còn khá nhiều tổ chức e ngại, chưa dám bước ra khỏi giới hạn an toàn để thay đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.