Giải pháp nào phát triển bền vững ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu?
Ngày 20/11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức hội nghị tham vấn về "Những định hướng phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" với sự tham gia của đại diện các bộ ban ngành Trung ương, lãnh đạo UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trình bày, giới thiệu các nội dung chính của dự thảo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long; nhận diện các vấn đề và đề xuất giải pháp đối với sự sụt lún đất tại Đồng bằng sông Cửu Long; định hướng phát triển hệ thống đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Định hướng phát triển và kết nối mạng lưới giao thông các tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Đồng bằng sông Cửu Long trước các thách thức của biến đổi khí hậu, phát triển thượng lưu và ý kiến của các địa phương về Quy hoạch vùng và kiến nghị, đề xuất các giải pháp phòng chống xâm nhập mặn, sạt lở đất...
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, hiện nay vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nhiều thách thức bao gồm cả các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những thảm họa thiên tai khác gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan.
Từ đó, làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt tại các đô thị, tuyến dân cư, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội.
Vấn đề này đã được nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành bàn thảo và đưa ra nhiều giải pháp xử lý. Song giải pháp được đại đa số các ý kiến thống nhất là cần phải được giải quyết trên quan điểm tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, trên cơ sở xử lý đồng bộ, tổng thể và sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, các địa phương trên một tầm nhìn dài hạn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu theo phương pháp tích hợp đa ngành.
Đến nay, quy hoạch đã hoàn thành và đang trong giai đoạn lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương và các cơ quan liên quan và dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 12/2020.
Theo ông Ian, đại diện Liên doanh tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ cho biết, đến năm 2050 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có hơn 50% diện tích đất sẽ nằm dưới mực nước biển do tình trạng sụt lún đất, nước biển dâng, do đó khu vực này cần phải có các hoạt động thích ứng, cân nhắc nhiều yếu tố.
Đó là, phải bảo vệ người dân ở đó, cải thiện khả năng sinh kế, đảm bảo bình đẳng cho mọi người dân sinh sống tại đây đồng thời phải thay đổi cách thực hành nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất, tạo ra một số trung tâm trồng, phát triển và chế biến, xử lý ngay trong vùng để chế biến xuất khẩu.
Mặt khác, xây dựng, cải thiện hệ thống giao thông đường bộ, cảng biển để đưa hàng hóa ra ngoài vùng và xuất khẩu... /.
>>Kết nối doanh nghiệp sản xuất với hệ thống phân phối
- Từ khóa :
- cần thơ
- đồng bằng sông cửu long
- bộ kế hoạch đầu tư
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long
11:58' - 10/11/2020
Phát triển hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long chính là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên chất vấn ngày 10/11.
-
Kinh tế & Xã hội
Long An dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thu ngân sách nhà nước
20:21' - 08/10/2020
Chiều 8/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Long An gặp mặt và biểu dương các doanh nghiệp có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm nhiều cơ hội cho bệnh nhân đột quỵ ở Đồng bằng sông Cửu Long
18:42' - 25/09/2020
Ngày 25/9, Bệnh viện Tim mạch Đột quỵ Cần Thơ đưa vào sử dụng máy cộng hưởng từ MAGNETOM Lumina và máy chụp mạch máu xóa nền DSA Artis ICONO thế hệ mới lần đầu tiên có mặt tại khu vực châu Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh cáo Đảng ủy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025
16:53'
Tại kỳ họp thứ 15, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nga thúc đẩy hợp tác du lịch
14:39'
Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất gia hạn thêm 12 tháng dự án nối kênh Đáy-Ninh Cơ
14:12'
Ban Quản lý các dự án Đường thủy đã tính toán đề xuất điều chỉnh tiến độ tổng thể của công trình và đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và Hiệp định vay vốn đến 30/6/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
13:51'
Sáng 18/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang ưu tiên thu hút đầu tư 4 lĩnh vực trụ cột
13:21'
Sáng 18/5 tại Tp. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Họp báo công bố thông tin Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
WB công bố báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021
12:43'
Sáng 18/5 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021 với chủ đề "Để Việt Nam tươi sắc đào xuân: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả".
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức nào cho sản xuất điện?
12:07'
Cả giai đoạn vừa qua, năng lượng truyền thống đóng vai trò chủ chốt và quyết định đảm bảo cung ứng điện cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn bình quân cả nước
11:26'
8 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giải ngân được 5.768 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, đạt 14,2%, tuy cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn bình quân chung của cả nước (15,08%).
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong hội nhập kinh tế
10:29'
Luật Hợp tác xã kiểu mới ra đời, các hợp tác xã bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.