Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn
Ngày 19/8 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố báo cáo “Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam”.
Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ kết quả nghiên cứu về thực trạng và hướng giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn tại Việt Nam; trong đó, tập trung vào các vấn đề như sự cần thiết của kinh doanh tuần hoàn và kinh nghiệm quốc tế về mô hình kinh doanh tuần hoàn; thực trạng kinh doanh theo hướng tuần hoàn của doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị các cơ chế, chính sách có liên quan.
Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021 – 2030 cũng đã đề ra định hướng “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường” và “khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”. Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ “xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”. Nhằm cụ thể hoá các chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn trên cơ sở các quy định và chính sách về phát triển bền vững như: chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững; chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp…
Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được trách nhiệm xã hội và xây dựng các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mình, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế như: Vinamilk, Nestle, Coca Cola, Lagom Việt Nam, Hoá chất Đức Giang… Đặc biệt, trong lĩnh vực tái chế, nhiều mô hình kinh doanh tuần hoàn đã được vận hành và đem lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn chưa có tính hệ thống.
Ông Trịnh Đức Chiều, Phó Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, CIEM cho biết, từ kinh nghiệm của châu Âu, Đan Mạch và nhiều quốc gia khác, kinh doanh theo hướng tuần hoàn đang trở thành một xu hướng trên phạm vi toàn cầu và được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành các mô hình kinh doanh tuần hoàn, vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng, trước hết trong xây dựng khung pháp luật, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua những thách thức, khó khăn khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ tuyến tính sang tuần hoàn.CIEM nhận định, những khó khăn thách thức đối với phát triển các mô hình kinh doanh tuần hoàn vẫn xuất hiện ở hầu hết các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, đó là nguồn lực, công nghệ, thị trường.Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu là nhận thức về kinh tế tuần hoàn và mô hình kinh doanh tuần hoàn tại Việt Nam chưa thống nhất. Mặt khác, khung pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng và đồng bộ; năng lực và nguồn lực của doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; văn hoá kinh doanh, thói quen tiêu dùng và nội dung chính sách pháp luật vẫn chủ yếu dựa trên triết lý kinh doanh tuyến tính truyền thống.
Do đó, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đưa đến những cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh doanh trong kinh tế tuần hoàn, nhất là trong thời gian gần đây đã có chủ trương, chính sách mới về kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoà.
Để đạt mục tiêu phát triển bền vững, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), CIEM khuyến nghị, để phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và kinh doanh tuần hoàn nói riêng, một số giải pháp quan trọng cần tập trung trong giai đoạn tới gồm tăng cường nhận thức về kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn; hoàn thiện khung thể chế, pháp luật có liên quan.
Cùng với đó, Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện lồng ghép các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với ban hành chính sách cụ thể về hỗ trợ nguồn lực đối với các doanh nghiệp và xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, đặc biệt là bộ tiêu chí đo lường mức độ kinh doanh tuần hoàn của các doanh nghiệp, cũng như có hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn cho các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực...
Về phía doanh nghiệp, để tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế những khó khăn, thách thức khi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các chiến lược dài hạn đối với việc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Bài cuối - Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia
08:41' - 10/07/2022
Các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế... đang đóng góp sáng kiến, giải pháp cho xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Bài 2 - Xu hướng chuyển dịch sang năng lượng tái tạo
08:24' - 10/07/2022
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2022, Việt Nam là nước nằm trong vùng gió mùa châu Á mạnh và ổn định nên tiềm năng năng lượng gió được đánh giá là rất dồi dào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Bài 1 - Chìa khóa chống biến đổi khí hậu
08:16' - 10/07/2022
Kinh tế tuần hoàn là một cơ hội kinh tế cho Việt Nam phát triển các thể chế và chính sách mạnh mẽ, thúc đẩy kinh doanh bền vững cũng như giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm Nhật Bản và lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
12:02' - 06/07/2022
Hội thảo “Kinh nghiệm của Nhật Bản và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong xây dựng lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn” đã diễn ra tại Hà Nội sáng 6/7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng tiếp tục phân cấp tối thiểu 50% trên tổng số nhiệm vụ còn giữ lại
21:28' - 25/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành Công điện về việc tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
19:15' - 25/05/2025
Trước những chuyển động phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết ASEAN cần củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, thể hiện tiếng nói chung mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Malaysia trở thành hình mẫu hợp tác trong ASEAN
19:13' - 25/05/2025
Hai bên thống nhất nhanh chóng hoàn thành khung Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030; thiết lập cơ chế gặp nhau giữa hai Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng
17:41' - 25/05/2025
Cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề xuất tầm nhìn hợp tác báo chí số có trách nhiệm
17:40' - 25/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN – Trung Quốc 2025 đã chính thức khai mạc ngày 25/5 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
17:22' - 25/05/2025
Đúng 15 giờ, Lễ an táng bắt đầu được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57' - 25/05/2025
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01' - 25/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24' - 25/05/2025
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.