Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu
Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng chậm của các nền kinh tế tiên tiến, trong bối cảnh chính sách tiền tệ bị thắt chặt, suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc và hệ thống thương mại quốc tế còn tồn tại nhiều yếu kém.
Trang mạng The Interpreter (Australia) nhận định mặc dù các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác ngoài Trung Quốc dự báo sẽ đạt được một cú hích nhẹ về tốc độ tăng trưởng trong năm 2024, song tốc độ này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trước đại dịch COVID-19, bất chấp sự phục hồi còn yếu sau những cú sốc kinh tế gần đây. Người dân ở 1/4 các nền kinh tế đang phát triển vẫn nghèo hơn thời kỳ trước đại dịch.Tuy nhiên, vẫn có một số tin tốt. Lạm phát toàn cầu đang tiếp tục giảm. Một số thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) đã quay trở lại tốc độ tăng trưởng trước đại dịch và dường như các nền kinh tế này đang ở vị trí tốt để thúc đẩy sự phục hồi theo dự kiến về nhu cầu toàn cầu và thương mại quốc tế từ năm 2025 trở đi.WB cũng đã vạch ra một lộ trình tiềm năng để kích thích một chiến lược thoát khỏi chu kỳ suy thoái hiện tại mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn. Đó là tăng tốc đầu tư. Nhưng điều này không đơn giản.Báo cáo lưu ý con đường hướng tới sự phục hồi sáng lạn hơn rất hẹp và đòi hỏi phải có những quyết định kinh tế sáng suốt trong suốt chặng đường. Với con số kỷ lục là 2 tỷ người chuẩn bị bỏ phiếu bầu chọn các chính phủ mới ở các nền dân chủ trên thế giới trong năm nay, các kế hoạch cải cách kinh tế và tăng trưởng đồng bộ không phải là kết quả không thể tưởng tượng được.Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay, giảm nhẹ so với mức 2,6% của năm 2023. Dự báo tăng trưởng của Mỹ đã được điều chỉnh nâng 0,8 điểm phần trăm lên 1,6% cho cả năm 2024, nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ đáng ngạc nhiên, bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt.Đáng tiếc, dự báo tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã bị hạ 0,6 điểm phần trăm, xuống chỉ còn 0,7%, so với dự báo mà WB đã đưa ra trước đó. Hoạt động của khối kinh tế này đã giảm tốc mạnh vào nửa cuối năm 2023, do cú sốc từ cuộc xung đột Ukraine vẫn tiếp diễn, dẫn đến lạm phát giá năng lượng và lãi suất tăng cao đè nặng lên hoạt động của cả khối. Tình trạng bất ổn dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2024.Trung Quốc tăng trưởng chậm bất ngờ trong năm 2023, sau khi kỳ vọng về sự phục hồi sau đại dịch không như mong đợi. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2024–2025, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.Triển vọng của các EMDE, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn còn ảm đạm. Với mức cải thiện khiêm tốn về thương mại và tăng trưởng kinh tế dự kiến, điều này sẽ không đủ để đảo ngược sản lượng bị mất do những cú sốc của những năm trước. Cho đến nay, căng thẳng tài chính và khủng hoảng toàn diện vẫn chỉ giới hạn ở một số ít quốc gia. Tuy nhiên, điều kiện tài chính toàn cầu sẽ vẫn thắt chặt. Do nợ công và nợ tư nhân đã tăng lên trong thập kỷ qua ở các nền kinh tế này.Khả năng vay mượn và do đó cả không gian tài chính cũng bị hạn chế hơn. Những quốc gia có điểm tín dụng thấp hơn đã phải đối mặt với chi phí vay không bền vững. Nếu các ngân hàng trung ương giảm lãi suất để ứng phó với tình trạng lạm phát giảm, điều này có thể gây ra tình trạng mất giá tiền tệ, làm tăng thêm nguy cơ căng thẳng tài chính và khuyến khích thoái vốn. Hơn nữa, lạm phát toàn cầu có thể vẫn ở mức cao và đòi hỏi các điều kiện tài chính cũng như tiền tệ chặt chẽ hơn trong thời gian dài hơn. Leo thang xung đột có nguy cơ làm gián đoạn thị trường năng lượng (một lần nữa). Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chậm hơn dự kiến ở các nền kinh tế lớn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu và kéo theo đó là thương mại. Biến đổi khí hậu cũng đặt ra một thách thức – thiên tai xảy ra thường xuyên hơn sẽ chuyển hướng các nguồn lực vốn đã hạn chế ra khỏi các mục tiêu phát triển kinh tế. Và như mọi khi, “bóng ma” về căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa các cường quốc và sự phân mảnh ngày càng lớn của hệ thống thương mại toàn cầu vẫn là trở ngại dai dẳng đối với các EMDE đang tìm kiếm hội nhập thương mại toàn cầu như một chiến lược thúc đẩy tăng trưởng. Tăng trưởng chậm hơn, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt và thương mại toàn cầu bị hạn chế hơn sẽ là những “nút thắt” quan trọng.Đại dịch COVID-19 là yếu tố chính làm tăng tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai (WWII). Hiện nay, các nước đang nỗ lực phục hồi. Khi loại trừ Trung Quốc và Ấn Độ, WB dự đoán EMDE sẽ không đạt được mức tăng thu nhập tương đối so với các nền kinh tế tiên tiến trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2025. 1/4 số quốc gia đang phát triển phải chứng kiến thu nhập bình quân đầu người giảm kể từ năm 2019. Nói một cách đơn giản, quá trình giảm nghèo đã bị đình trệ và có vẻ ngày càng khó khởi động. Để đối phó với tình hình này, WB kêu gọi các chính phủ tập trung vào cải cách toàn diện. Sự kết hợp chính sách được khuyến nghị là rất rộng và có thể dự đoán được, bao gồm củng cố tài chính của chính phủ, mở rộng thương mại và tài chính quốc tế, áp dụng các thể chế tài chính và tài chính mạnh mẽ hơn, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân. Điểm mấu chốt mà WB đề cập đến là nếu các nước đang phát triển có thể khôi phục một số giai đoạn cải cách tốt nhất trong những thập kỷ trước – những giai đoạn từng thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư và các hiệu ứng lan tỏa tích cực khác, điều này có thể đủ để đảo ngược những bước thụt lùi trong vài năm qua.Nói cách khác, dù triển vọng kinh tế toàn cầu có khó khăn đến đâu, việc khôi phục tiến bộ theo hướng phát triển trên diện rộng vẫn có thể đạt được trong thập kỷ này.
- Từ khóa :
- kinh tế toàn cầu
- ngân hàng thế giới
- wb
Tin liên quan
-
Hàng hoá
WB: Giá năng lượng sẽ tăng vọt nếu xung đột ở Trung Đông lan rộng
14:08' - 10/01/2024
Theo cảnh báo của WB, nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ rơi vào một thập kỷ “lãng phí” và là giai đoạn tăng trưởng yếu nhất trong 30 năm.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp
21:57' - 09/01/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất. Theo đó, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
WB tại Việt Nam: 2023 là một năm “kiên cường” của kinh tế Việt Nam
09:28' - 20/12/2023
Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, suy thoái toàn cầu là cú sốc lớn với nền kinh tế mở của Việt Nam, song nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều quốc gia mơ ước.
-
Kinh tế Việt Nam
WB khuyến nghị Việt Nam kéo dài chính sách hỗ trợ kinh tế sang năm 2024
21:55' - 18/12/2023
Chuyên gia WB cho rằng cần khôi phục niềm tin và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Đây là chìa khóa hỗ trợ ổn định kinh tế trong ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
-
Doanh nghiệp
WB công bố kế hoạch năng lượng tái tạo trị giá tỷ USD cho châu Phi
10:24' - 18/12/2023
Nội dung kế hoạch bao gồm hiện đại hóa mạng lưới hiện có, xây dựng hệ thống điện mặt trời, cải thiện mức độ ổn định và thúc đẩy thương mại năng lượng xuyên biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".