Giảm thiểu rủi ro và thiệt hại trong thương mại quốc tế
Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Song song với đó cũng xuất hiện không ít tình trạng lừa đảo khiến doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.
Trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm vụ việc các container hạt điều gặp vướng mắc về hồ sơ chứng từ của các lô hàng gửi đến Italy và Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ mất hàng.
Với mong muốn tạo diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm về vụ việc các container hạt điều nêu trên cho cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế cũng như nhận diện được những rủi ro tương tự trong hoạt động thương mại; từ đó phòng, tránh tranh chấp, lừa đảo khi triển khai các giao dịch xuất nhập khẩu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo "Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế - Kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam từ vụ việc các container hạt điều".
Sự kiện diễn ra chiều ngày 23/8 tại Hà Nội và thu hút đông đảo sự tham gia của đại diện các hiệp hội, các doanh nghiệp và báo chí.
Tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế (VCCI) cho biết, theo Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu, mỗi năm, doanh nghiệp trên toàn cầu bị lừa đảo và bị thiệt hại khoảng 5% doanh thu; trung bình một vụ lừa đảo có giá trị khoảng 1,7 triệu đô la (USD).Riêng trong năm 2022, có tới 46% doanh nghiệp toàn cầu cho hay họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế.
Tại Việt Nam, 52% doanh nghiệp từng trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế trong 2 năm trước thời điểm khảo sát, cao hơn mức 46% của khu vực châu Á Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu.
Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thì chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo. Cũng không nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cơ quan quản lý vì lo ngại thông tin bị lộ lọt ra công chúng.
Trước tình hình này, Ban Pháp chế VCCI bày tỏ mong muốn, các chuyên gia, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này, cùng tìm hướng giải quyết để tránh ồn ào và giảm thiểu tối đa những tổn thất do bị lừa đảo. Tại hội thảo, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam chia sẻ về thực tế của vụ việc lừa đảo 76 container điều xuất khẩu sang Italy; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để khuyến nghị tới các hiệp hội và doanh nghiệp ở các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Theo đó, nguyên nhân dẫn tới bị lừa đảo là do doanh nghiệp Việt Nam quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên doanh nghiệp dễ chủ quan vì mong muốn bán được hàng; nhất là vào thời điểm thị trường ít có giao dịch. Thêm nữa, còn do phương thức thanh toán nhiều rủi ro... Từ đây, ông Nhựt cho hay, trong kinh doanh quốc tế, vai trò của môi giới là rất quan trọng, nhưng doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Ở đây, vai trò của các Thương vụ tại nước sở tại là rất quan trọng. Ông Nhựt khuyến nghị: "Cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác; mặc dù, kẻ lừa đảo thường dùng các thủ đoạn rất tinh vi; nên dùng các phương thức thanh toán an toàn hơn; nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phát hiện các dấu hiệu lừa đảo; cần nhanh chóng báo cáo, nhờ sự trợ giúp của các hiệp hội ngành nghề khi xảy ra vụ việc; đồng thời doanh nghiệp cần sự chủ động và nỗ lực trong giải quyết vụ việc của chính mình".Ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam kiêm Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam lại có đề xuất đơn giản, khả thi để hạn chế thiệt hại, phòng tránh rủi ro nhưng không áp dụng với một số doanh nghiệp như ngân hàng, bảo hiểm, tập đoàn lớn vì đã có cơ chế bảo vệ khách hàng riêng hoặc do đặc thù của doanh nghiệp.
Theo ông Lễ, có thể sử dụng giải pháp chỉ định ngân hàng nhờ thu hoặc bắt buộc phải đặt cọc.Nên thận trọng hơn với doanh nghiệp đối tác mới giao dịch lần đầu. Nên gọi điện thoại để biết cụ thể tên người, số điện thoại bàn, số di động; sử dụng địa chỉ email của công ty để dễ dàng hơn khi xác định người, công ty sau này vì họ phải đăng ký dịch vụ điện thoại để bàn, thư điện tử riêng (không phải công cộng) ở nước sở tại; nên thuê tư vấn soạn thảo hợp đồng; cố gắng kiểm soát "lòng tham" trong kinh doanh vì đó là mục tiêu đối tác xấu nhắm đến ngay từ ban đầu; hay dùng trọng tài giải quyết tranh chấp thay cho Toà án để linh hoạt và nhanh chóng khi sự việc xảy ra.../.
>>>Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Nguyên nhân thành công và bài học rút ra
Tin liên quan
-
DN cần biết
DOC chưa có quyết định cuối cùng áp thuế chống bán phá giá với gỗ dán cứng của Việt Nam
17:04' - 23/08/2022
DOC thông báo từ chối bản bình luận của 40 đơn vị do nộp chậm chứ chưa có quyết định nào về việc áp thuế đối với tủ gỗ từ Việt Nam và vụ việc vẫn đang trong thời gian điều tra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trong nước
21:13' - 19/08/2022
Chiều tối 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài về phát triển thị trường.
-
Thị trường
Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường Australia
16:12' - 19/08/2022
Australia là thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ về điều tra phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin để phòng ngừa hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Shein đối mặt áp lực giảm định giá xuống còn 30 tỷ USD
20:55' - 17/02/2025
Theo nguồn tin thân cận, nhà bán lẻ thời trang nhanh Shein đang chịu áp lực phải giảm mức định giá xuống còn khoảng 30 tỷ USD, so với mức định giá trước đó cao gấp ba lần.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất chủ động mở rộng thị trường
15:03' - 17/02/2025
Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp gỗ và nội thất đã chủ động đổi mới sản xuất và tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt hơn 100 tỷ USD năm 2030
08:44' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2030.
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch bổ sung Apple Intelligence vào kính thực tế ảo Vision Pro
14:35' - 16/02/2025
Apple đang khẩn trương tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của mình để chiếm ưu thế trước các đối thủ.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị mua lại ChatGPT của tỷ phú Elon Musk
09:39' - 16/02/2025
OpenAI- công ty phát triển chatbot AI ChatGPT cho biết, Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ tỷ phú Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
Nỗ lực cho hành trình xanh hóa hàng không
09:36' - 15/02/2025
Nhằm giải quyết bài toán giảm phát thải khí, hiện các hãng hàng không đang tích cực chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics chuyển mạnh sang số hoá
09:04' - 15/02/2025
Doanh nghiệp ngành logistics đang đầu tư mạnh cho chuyển đổi số để giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị 97,4 tỷ USD từ Elon Musk
08:08' - 15/02/2025
Ngày 14/2, OpenAI cho biết Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
TikTok quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google ở Mỹ
08:00' - 15/02/2025
TikTok đã quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google vào tối 13/2 (giờ địa phương).