Giới chức EU loại trừ nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ và bất động sản
Ngày 15/5, Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU), ông Paolo Gentiloni, đã loại trừ nguy cơ châu lục này phải đối mặt với khủng hoảng nợ hay bất động sản, mặc dù Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng mạnh lãi suất.
Trao đổi trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ông Gentiloni cho biết quyết định tăng lãi suất tuy sẽ khiến một số quốc gia gặp khó khăn, song không phải toàn bộ 27 nước thành viên EU. Lý do là thị trường bất động sản tại mỗi quốc gia tồn tại vấn đề khác nhau, phụ thuộc vào mức độ liên kết giữa hệ thống thế chấp tài sản với lạm phát. Ông nhận định lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí vay nợ nhưng ở mức hạn chế và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Tài chính Ireland Michael McGrath nhận định không tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, ít nhất là tại quốc gia này trong bối cảnh nhu cầu nhà ở ngày càng tăng do bùng nổ dân số.
Trước đó cùng ngày, Ủy ban châu Âu dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và 2024 ở 20 quốc gia thuộc Eurozone sẽ cao hơn dự báo được đưa ra hồi tháng 2 năm nay bất chấp lạm phát tiếp tục ở mức cao. Nợ công tại những nước này cũng được dự báo sẽ giảm.
Ngày 4/5 vừa qua, ECB đã công bố quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 3,25%, do lạm phát tại Eurozone đang chậm lại với triển vọng ổn định. Như vậy, ngân hàng này đã tăng lãi suất tổng cộng 375 điểm cơ bản kể từ tháng 7 năm ngoái.
Đây là tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất của ECB và nhiều khả năng ECB sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh áp lực giá cả vả tiền lương tăng cao. Điều này làm dấy lên lo ngại khi chi phí vay và chi phí dịch vụ bất động sản trở nên đắt đỏ hơn, đẩy nhiều chính phủ rơi vào thế khó trong bối cảnh phải gồng gánh khoản nợ lớn một phần vì những chính sách hỗ trợ kinh tế thời đại dịch COVID-19./.
- Từ khóa :
- Liên minh châu âu
- châu âu
- ECB
- bất động sản
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu có lợi ích gì khi mua chung khí đốt
05:30' - 14/05/2023
Mua chung khí đốt có thể giúp những người mua, đặc biệt là những nước không có kinh nghiệm, kỹ năng hoặc sức mua hạn chế, trong quá trình đàm phán trực tiếp với các nhà nhập khẩu khí đốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.