Giới chuyên gia đưa ra biện pháp để G20 có thể ngăn chặn cú sốc kinh tế
Trong bối cảnh Saudi Arabia - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) - kêu gọi tiến hành hội nghị trực tuyến khẩn cấp khi thị trường tài chính toàn cầu chao đảo, kinh tế các nước trượt dốc và đang trên đà rơi vào suy thoái do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, giới chuyên gia đã đưa ra nhiều biện pháp để giúp tổ chức này ngăn chặn cú sốc kinh tế.
Trang mạng eastasiaforum.org cho rằng có một cơn bão "hoàn hảo" sắp xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết các cuộc suy thoái đều xuất phát từ cú sốc cầu, cú sốc cung hoặc cú sốc tài chính và COVID-19 có lẽ hội tụ cả ba cú sốc này.
Trên thực tế, cú sốc cầu khi dịch COVID-19 đang "hoành hành" khá rõ ràng khi toàn bộ dân số đang cách ly. Giới phân tích dự báo, sẽ có một sự sụt giảm lớn trong Quý II/2020, từ 5-10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cú sốc cung cũng tương tự.
Theo ông Geoff Gertz, chuyên gia cố vấn Viện Brookings, mối đe dọa thực sự là không ai biết rõ đâu sẽ nút thắt của hoạt động sản xuất vì việc xác định bản đồ chuỗi cung ứng toàn cầu đã không còn minh bạch.
Trong khi đó, những hành động gần đây của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm bơm 500 tỷ USD vào các thị trường mua lại cho thấy sự khủng hoảng trong thanh khoản. Do đó, để có thể mang lại hiệu quả, G20 cần hành động đồng thời trên cả 3 mặt trận để đem lại hiệu quả.
Theo giới chuyên gia, đầu tiên, các nhà lãnh đạo G20 cần công bố gói kích thích tài khóa phối hợp để giải quyết cú sốc. Một cam kết tập thể của G20 có thể là đòn bẩy giúp các quốc gia khác cũng tung ra kích thích.
Thứ hai, các nhà lãnh đạo cần nhắc lại cam kết lâu dài để tránh phá giá tỷ giá cạnh tranh. Nghiên cứu cho thấy phá giá cạnh tranh có thể đi theo hình xoắn ốc và trở thành các cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện.
Thứ ba, các nhà lãnh đạo G20 cũng cần có một cam kết tập thể để giữ cho các chuỗi cung ứng toàn cầu luôn mở nhằm giải quyết cú sốc cung. Điều này bao gồm cung cấp cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận tín dụng.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nên cam kết không đưa ra bất kỳ biện pháp đầu tư hoặc thương mại hạn chế mới nào, kể cả dưới vỏ bọc là nhằm giải quyết vấn đề y tế. Đương nhiên, chuỗi cung ứng quan trọng nhất trong ngắn hạn là thiết bị y tế. Kể từ đầu năm 2020, 24 quốc gia đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với thiết bị y tế.
G20 nên công khai cam kết loại bỏ các rào cản đối với việc nhập khẩu thiết bị y tế, xà phòng, chất khử trùng và thuốc men có liên quan, cũng như nhất trí thay đổi hoàn toàn và ngừng tất cả các lệnh cấm xuất khẩu và khuyến khích các nhà cung cấp tư nhân thông qua đảm bảo giá tối thiểu.
Thứ tư, các nhà lãnh đạo G20 cần cam kết đảm bảo an toàn mạng lưới tài chính toàn cầu. Cú sốc COVID-19 đang biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính. Việc thắt chặt các điều kiện tài chính có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng trong cán cân thanh toán tại các nền kinh tế yếu ớt.
Nghiên cứu cho thấy sự an toàn của mạng lưới tài chính toàn cầu hiện nay chưa lâm nguy, nhưng không thể cung cấp mức hỗ trợ tài chính như trong các cuộc khủng hoảng trước đây. Trong khi đó, rất ít ai nắm rõ được cách thức Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các hạn mức tín dụng chéo song phương, các cơ chế tài chính khu vực và các ngân hàng phát triển được phối hợp trong trường hợp diễn ra khủng hoảng.
Việc giải quyết các bất cập để đảm bảo an toàn mạng lưới tài chính toàn cầu rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm kinh tế. Các nhà lãnh đạo G20 cần cam kết tăng cường các nguồn tài nguyên của IMF và cách nhanh nhất làm được điều này là kéo giãn các khoản vay song phương của các quốc gia với IMF, vốn sẽ hết hạn trong 2 năm tới.
Việc mở rộng sử dụng khoản cho vay dự phòng của IMF sẽ đảm bảo phản ứng nhanh, giảm thiểu chi phí khủng hoảng, nhưng cũng sẽ đòi hỏi các nguồn lực đáng kể của IMF. Các nhà lãnh đạo nên đề nghị IMF khẩn trương tăng cường lập kế hoạch và phối hợp với các cơ chế tài chính khu vực, chẳng hạn như Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu và Thỏa thuận Về đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai.
Đồng thời, các tổ chức tài chính quốc tế phải được khuyến khích cung cấp các nguồn lực để cho phép các nước đang phát triển có cùng không gian tài chính như các nền kinh tế khác. Giới chuyên gia cho rằng không nên lặp lại kịch bản như cuộc khủng hoảng năm 2008, theo đó, các quốc gia có thu nhập thấp không thể mở rộng chi tiêu tài khóa cũng như chương trình trợ cấp xã hội.
Thế giới hiện nay rất khác so với năm 2008 và nó đang phải đối mặt với một cú sốc lớn. Tiềm lực kinh tế vĩ mô hạn chế là rất đáng lo ngại, nhưng mối quan ngại lớn nhất có lẽ là sự suy giảm trong hợp tác quốc tế.
Việc đẩy lùi COVID-19 chỉ có thể đạt được thành công khi nước yếu nhất cũng khống chế được dịch này. Đơn cử nếu Đức có thể chiến thắng COVID-19, nhưng nếu Italy không thể, thì dịch bệnh này cũng sẽ sớm quay lại. Do đó, hợp tác toàn cầu là rất quan trọng. Đây cũng là lý do mà G20 ra đời.
Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng hiện là thời điểm các nhà lãnh đạo của tổ chức này đứng lên để cùng đối phó với thách thức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: WHO cảnh báo Mỹ có nguy cơ thành tâm dịch mới
19:32' - 24/03/2020
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá với tình trạng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tăng nhanh tại Mỹ, quốc gia này có nguy cơ trở thành tâm dịch mới.
-
Kinh tế Thế giới
Đức tuyên bố quay lại chính sách "thắt lưng buộc bụng" hậu khủng hoảng COVID-19
19:14' - 24/03/2020
Ngày 24/3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tuyên bố Chính phủ nước này sẽ quay trở lại chính sách "thắt lưng buộc bụng" sau khi cuộc khủng hoảng y tế do dịch COVID-19 qua đi.
-
Ngân hàng
BIDV đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19
19:12' - 24/03/2020
Với tinh thần chủ động, tích cực chung tay với cộng đồng chia sẻ khó khăn để hỗ trợ doanh nghiệp, BIDV đưa ra một số giải pháp hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Trung Quốc cảnh báo vẫn còn nguy cơ lây nhiễm
18:28' - 24/03/2020
Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) của Trung Quốc Mễ Phong (Mi Feng) cho rằng, Trung Quốc không thể lơ là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 do vẫn còn nguy cơ lây nhiễm.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Số ca tử vong tại Iran tăng lên hơn 1.930 người
18:12' - 24/03/2020
Ngày 24/3, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho biết số ca tử vong vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này tăng 122 ca trong vòng 24 giờ qua lên tổng cộng 1.934 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07'
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02'
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05'
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50'
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.