Giới chuyên gia Trung Quốc từ bỏ thái độ lạc quan về tăng trưởng kinh tế
Để đạt được mục tiêu năm 2020 xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, tăng gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay phải đạt 5,3% trở lên.
Khi dịch COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, vào cuối tháng Ba vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thị sát Chiết Giang – một trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Quốc, phát tín hiệu tăng tốc khôi phục sản xuất kinh doanh. Tại đây, ông Tập Cận Bình đặc biệt nhấn mạnh phải “thực hiện chính xác các biện pháp khác nhau để phòng chống dịch bệnh và khôi phục hoạt động sản xuất, phấn đấu đạt được nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm nay, nỗ lực trở thành cửa sổ quan trọng thể hiện toàn diện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”.Việc Bắc Kinh không giải thích nội dung cụ thể của “nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm nay” là gì đã khiến giới kinh tế bất đồng về mục tiêu tăng trưởng năm 2020 của Trung Quốc.Căn cứ vào mục tiêu năm 2020 xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện tăng gấp đôi GDP so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng năm nay của Trung Quốc phải đạt từ 5,3% trở lên. Dịch bệnh bùng phát bất ngờ đã đặt Bắc Kinh trước lựa chọn khó khăn khi thiết kế tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020: Cắt giảm mục tiêu, hy sinh cam kết “tăng gấp đôi GDP năm 2020 so với năm 2010” hay vẫn duy trì mục tiêu vốn rất khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Vào trung tuần tháng 3/2020, tín hiệu điều chỉnh mục tiêu dường như đã được phát ra khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng không thể xem nhẹ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Trung Quốc; khi xem xét công tác cả năm, tất cả các bộ ngành liên quan phải đặt vấn đề ổn định việc làm vào vị trí quan trọng của quan trọng. Người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc còn nhấn mạnh chỉ cần ổn định được việc làm trong năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao một chút hay thấp một chút cũng không sao.Trên thực tế, việc đặt mục tiêu tăng trưởng cao hay thấp không chỉ khác biệt ở con số, mà còn dẫn tới sự khác nhau về logic chính sách kinh tế. Nếu cắt giảm mục tiêu tăng trưởng, điều đó có nghĩa chính sách kinh tế sẽ lấy việc trợ giúp doanh nghiệp, duy trì sự sinh tồn làm chính. Tiêu điểm chính sách sẽ nhằm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp duy trì mục tiêu tăng trưởng tương đối cao bắt buộc ba quý còn lại trong năm 2020 phải đạt được mức tăng trưởng cao để khỏa lấp sự sụt giảm tăng trưởng trong quý I/2020. Khi đó, phương thức chủ yếu sẽ là gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, rất có thể sẽ tiếp tục chèn ép không gian sinh tồn của doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.Trong khi Bắc Kinh chưa đưa ra mục tiêu tăng trưởng chính thức cho năm 2020, nhiều nhà kinh tế Trung Quốc đã bất ngờ thay đổi, từ bỏ dự báo lạc quan, không tiếp tục kiên trì cho rằng năm 2020, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở mức 6% nữa.Theo tờ Economic Journal, nhân vật tiêu biểu cho sự thay đổi thái độ về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là Giáo sư Lâm Nghị Phu thuộc Đại học Bắc Kinh. Cuối tháng 2/2020, ông Lâm dự đoán ảnh hưởng của dịch bệnh đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2020 có thể khống chế trong phạm vi 1 điểm phần trăm và Trung Quốc vẫn có thể đạt được tăng trưởng ở mức 5-6%. Ông Lâm còn nhắc lại những kiến nghị và ý kiến của mình sau dịch Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, tin rằng lần này viễn cảnh “chuyện xấu biến thành chuyện tốt” sẽ tái diễn. Tới ngày 23/3, ông Lâm tiếp tục nhận định tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giúp các nước khác thoát khỏi tình trạng suy thoái; kinh tế Trung Quốc vẫn có thể giống như từ sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 trở lại đây, trở thành động lực chủ yếu của tăng trưởng và hồi phục kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, một tuần sau, quan điểm của ông Lâm đã khác với tuyên bố rằng năm 2020, Trung Quốc có thể đạt tốc độ tăng trưởng từ 3-4% đã là quá tốt.Một trường hợp điển hình khác là bà Lương Hồng, chuyên gia kinh tế trưởng Tập đoàn Vốn quốc tế Trung Quốc (CICC). Trước đây, bà Lương Hồng thuộc nhóm các nhà kinh tế cho rằng dịch bệnh sẽ không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Đầu tháng 3/2020, bà Lương Hồng còn nói dự kiến tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với kinh tế Trung Quốc chỉ là ngắn hạn, thậm chí có thể không gây trở ngại gì đối với việc Trung Quốc thực hiện mục tiêu giữ tăng trưởng ở mức 6%. Tới ngày 18/3/2020, bà Lương Hồng vẫn phát đi thông điệp rằng đại dịch COVID-19 không bằng SARS, dự kiến sẽ không có vấn đề gì trong việc bảo vệ mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm nay. Tuy nhiên, 5 ngày sau, bà Lương Hồng đã thay đổi thái độ, đưa ra báo cáo cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2020 từ mức 6,1% trước đây xuống 2,6%. Căn cứ chủ yếu được bà Lương Hồng đưa ra là dịch bệnh đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và đã xuất hiện dấu hiệu thị trường tài chính bị “lây nhiễm”.Theo báo trên, việc nhiều nhà kinh tế thay đổi thái độ, cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là do ảnh hưởng trên ba phương diện. Một là dịch bệnh lan ra toàn cầu, tình hình kinh tế ngày càng xấu đi. Hai là tới giữa tháng, Trung Quốc mới công bố số liệu kinh tế quý I/2020, nhưng những báo cáo liên quan đã xuất hiện, khiến họ buộc phải điều chỉnh. Ba là đánh giá về kinh tế của các quan chức Trung Quốc không lạc quan như trước./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Dịch COVID-19: Ngoại thương Trung Quốc đối mặt với thách thức chưa từng có
15:05' - 10/04/2020
Nhận định trên được quan chức Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nguy cơ kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái sâu do dịch COVID-19 gây ra.
-
Kinh tế tổng hợp
Hiệu quả của giãn cách xã hội tại Trung Quốc
14:48' - 09/04/2020
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã không tăng mạnh tại Trung Quốc sau tháng Hai là nhờ sự kết hợp của chiến lược phong tỏa, cách ly mà chính quyền nước này thực hiện ngay từ giai đoạn đầu bùng phát dịch.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng hóa xuất-nhập khẩu trực tuyến
20:04' - 08/04/2020
Lần đầu tiên hội chợ thương mại lâu đời nhất của Trung Quốc được tổ chức theo hình thức trực tuyến, cho phép các thương nhân hàng và giao dịch mà không cần rời khỏi nhà do dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
Trung Quốc hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
18:32' - 08/04/2020
Các cơ quan quản lý thuế và ngân hàng của Trung Quốc đang phối hợp để tăng cường hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhằm giảm thiểu tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.