Giữ "đường bơi" cho cá tra Việt
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cá tra là nhóm hàng có tăng trưởng âm sâu nhất trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xác định mục tiêu, không để ngành chế biến, xuất khẩu cá tra chịu bế tắc trong giai đoạn này.
Xuất khẩu giảm do dịch
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, dịch COVID-19 tác động mạnh đến ngành cá tra. Kể từ tháng 3/2020 trở đi, hầu hết các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam trên thế giới đều “đóng băng”, làm cho doanh số chế biến, xuất khẩu cá tra giảm mạnh.
Theo thống kê, 2 tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 chưa ảnh hưởng nặng nề về thương mại đối với cá tra Việt Nam tại thị trường châu Âu, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 26 triệu USD, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Giá cá tra nhập khẩu trung bình tại nhiều thị trường giảm.
Kể từ tháng 3/2020, khi Italy, Đức và Anh là những thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam trở thành trung tâm của đại dịch đã khiến hoạt động giao thương sang các thị trường này ngưng trệ. Nhiều đơn hàng đã bị ngưng và khách hàng thông báo chưa biết thời điểm nào sẽ giao dịch trở lại.
Một số khách hàng châu Âu còn khả năng tương tác lại đang liên tục đưa ra yêu cầu giảm giá bán, trong khi, giá cá tra xuất khẩu trung bình sang một số quốc gia tại châu Âu trong đầu năm nay đã giảm từ 10-15% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài các thị trường xuất khẩu lớn, trong quý I/2020, xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm 16%, Mexico giảm 58,7%, Colombia giảm 6%, Australia giảm 22,7%.
Nhưng trong tháng 2/2020, xuất khẩu cá tra sang Brazil, Colombia và Australia tăng trưởng lạc quan hơn so với cùng kỳ năm trước.
Những ảnh hưởng này làm cho người nuôi cá tra trong nước cũng trì trệ. Ông Lê Thanh Vân, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ cho biết, tình hình xuất khẩu khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh, các doanh nghiệp cũng hạn chế thu mua vì không có đơn hàng, làm cho giá cá giảm, chỉ còn 18.300 đồng/kg. Tình thế này buộc ông chỉ bán ra 70 tấn cá.
Hiện ông Vân còn 2 ao cá tra thịt với sản lượng khoảng 170 tấn, mặc dù cá chưa đạt kích cỡ xuất bán nhưng cũng không dám cho ăn nhiều, chỉ nuôi cầm chừng để chờ giá tăng trở lại.
Ngoài ra, ông có một ao cá giống thả nuôi từ năm ngoái nhưng vẫn không bán được nên đành để vậy nuôi lớn bán cá thịt.
Giữ "đường bơi" cho cá tra
Theo ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, tình hình dịch bệnh đã bủa vây toàn thế giới, các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu có thể dự đoán được xu thế tiêu thụ trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu dùng lớn từ các thị trường này. Tuy nhiên, các thị trường nhỏ rất khó đoán được sự thay đổi vì dịch bệnh.
Bức tranh xuất khẩu cá tra Việt trong năm 2020 lại phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và thị trường Mỹ.
Do đó, trước biến động lớn hiện nay, khi ngành cá tra Việt không làm chủ được thị trường thì toàn ngành phải quay lại kiểm soát chính mình để giữ "đường bơi" cho cá tra, vượt qua giai đoạn khó khăn.
Để làm được điều này, những người nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xác định được mối liên kết thu mua với doanh nghiệp, đảm bảo nguồn cá lớn lên được tiêu thụ và nuôi đúng kích cỡ do doanh nghiệp yêu cầu.
"Nếu sản xuất tự phát mà không có nguồn tiêu thụ, tất yếu người nuôi sẽ chịu thiệt hại trước tiên, phía doanh nghiệp được đặt hàng đúng kích cỡ sẽ chỉ thu mua đúng với những hợp đồng đã được kí liên kết với người nuôi cá", ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam nhấn mạnh.
Theo ghi nhận từ VASEP, trong khi phần lớn các thị trường xuất khẩu đều sụt giảm thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU tăng 13% so cùng kỳ, đạt 127 triệu USD.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng cá tra, VASEP cho rằng, các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin từ đối tác Trung Quốc, để tranh thủ thông quan các đơn hàng đặt trước ngay khi được phép, giảm thiểu chi phí bảo quản, kho bãi.
Tùy vào diễn biến thực tế, các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch chế biến, đồng thời, thông tin cho các vùng nuôi điều chỉnh thời vụ, sản lượng nguyên liệu cho phù hợp, tránh tình trạng dư thừa nguyên liệu, gây thiệt hại cho người nuôi và doanh nghiệp.
Về lâu dài, cần có bước chuẩn bị tốt để đón đầu cơ hội xuất khẩu vào các thị trường có giá trị cao hơn nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn.
Trong số đó, yếu tố quyết định đầu tiên là chất lượng con giống. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, giá thành nuôi cũng như chất lượng cá tra nguyên liệu.
Từ đó, các doanh nghiệp có thể tính toán những chi phí, giảm hao hụt đến mức thấp nhất, đảm bảo lợi nhuận duy trì doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu tiếp tục khó khăn khi Trung Quốc siết chặt quản lý tại cửa khẩu
16:56' - 07/04/2020
Trước sự kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt của phía Trung Quốc, đến 10h sáng ngày 6/4 vẫn còn tồn khoảng 1.700 phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.
-
Thời sự
Dịch COVID-19: Khơi thông dòng lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu
18:17' - 01/04/2020
Mặc dù dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam nhưng cán cân thương mại của Việt Nam quý I thặng dư 2,82 tỷ USD, cao hơn so với mức 1,46 tỷ USD cùng kỳ năm 2019.
-
Thị trường
Quý I, 8 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD
09:49' - 31/03/2020
Trong quý I/2020, có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh thu vận tải đường sắt tăng hơn 38%
14:11'
Doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của Tổng công ty và của khối vận tải dự kiến tăng trưởng khá; trong đó doanh thu khối vận tải tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng sản phẩm rau quả chế biến gắn với nhu cầu thị trường
12:54'
Phát triển công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô nhỏ, vừa là điều cần thiết. Nếu khối doanh nghiệp nhỏ, vừa và hợp tác xã được quan tâm sẽ nâng cao tỷ lệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp
12:24'
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình một số dự án luật
07:09'
Ngày 6/7, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 799/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa
21:59' - 06/07/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu MPI khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng kinh tế - xã hội Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Cắt giảm, đơn giản hóa quy định 10 ngành nghề kinh doanh liên quan đến giáo dục
21:52' - 06/07/2022
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 10 ngành nghề kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập dự án khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo hình thức PPP
21:39' - 06/07/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản chấp thuận giao nhà đầu tư chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP (hợp tác công tư).
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát đầu mối giao thông chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
21:34' - 06/07/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Sở GTVT các địa phương về việc tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
21:20' - 06/07/2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 6/7/2022 phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021 - 2026.