Góc nhìn toàn cảnh về tương lai ngành dầu mỏ (Phần 1)
Đó là nhận định của ông John Browne, cựu Giám đốc điều hành BP, người đã chứng kiến những thăng trầm của ngành công nghiệp dầu mỏ trong hơn năm thập kỷ.
Đại dịch COVID-19, thông qua các biện pháp phong tỏa và cấm đi lại, đã xóa sổ gần 1/3 nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, đánh trực tiếp vào một lĩnh vực vốn đang chìm trong cuộc khủng hoảng của chính mình. Làm thế nào để phát triển khi chống biến đổi khí hậu đã nổi lên trong chương trình nghị sự chính trị và nhu cầu dầu mỏ đang có nguy cơ đạt đỉnh?Thời điểm lĩnh vực "vàng đen" sụp đổ hiện nay đang được một số người xem là dự báo cho những đổ vỡ lớn hơn khi nhu cầu dầu thực sự đạt đỉnh trong 10 đến 15 năm tới. Trong tháng vừa qua, các mỏ dầu đã ngừng hoạt động, các bể chứa đã được đổ đầy trong một khoảng thời gian kỷ lục.Các công ty dầu khí quốc gia thậm chí đã nhanh chóng bắt đầu một cuộc chiến giá cả để cố gắng giành được một thị phần lớn hơn của một thị trường đang bị thu hẹp. Giá dầu kỳ hạn tại Mỹ đã có thời điểm ở mức âm lần đầu tiên trong lịch sử trong tháng Tư trong bối cảnh nhu cầu dầu suy yếu.
Một số người trong ngành công nghiệp dầu mỏ cho rằng những thay đổi về hành vi và thói quen của con người trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 sẽ đẩy nhanh thời điểm nhu cầu dầu mỏ đạt đỉnh.Ông John Browne nhận định rằng "những người đã dành nhiều tháng để lo lắng về lá phổi của mình sẽ càng mong muốn không khí sạch”.
Sau một trong những giai đoạn rối loạn nhất của lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ, ngoài yêu cầu đối phó với việc giá dầu giảm xuống khoảng 25 USD/thùng, nhiều người đang suy ngẫm về việc đại dịch này sẽ định hình lại triển vọng của ngành công nghiệp này như thế nào.
Một bên là những nhà điều hành như John Browne, hiện là Chủ tịch của LetterOne, chủ sở hữu một phần của nhà sản xuất dầu khí độc lập Wintershall DEA, ông này đồng thời nằm trong ban chỉ đạo của một tổ chức y sinh nghiên cứu vắc-xin tiềm năng chống COVID-19.Những người này tin rằng thế giới sẽ thay đổi và nhu cầu dầu mỏ sẽ phải chật vật để lấy lại xu hướng đi lên. Nhu cầu là nhân tố chính hỗ trợ cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong hơn một thế kỷ qua. Dự kiến nhu cầu dầu có khả năng đạt đỉnh sớm, với sự chuyển dịch nhanh hơn sang năng lượng tái tạo.
Đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, điều đó có nghĩa là áp lực điều chỉnh công việc kinh doanh nhiên liệu hóa thạch cốt lõi ngày càng lớn.
Phía bên kia của cuộc tranh luận là những người cho rằng những nỗ lực chống biến đổi khí hậu đang bị trật bánh bởi dầu giá rẻ và tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái sẽ thu hẹp vốn đầu tư của chính phủ và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ bị đẩy sang một bên.Trong viễn cảnh này, đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ có thể giảm nhiều và cuối cùng sẽ xuất hiện tình trạng thiếu nguồn cung, giá cả tăng cao hơn.
Theo ông John Browne, cuộc tranh luận này chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng y tế đang làm thay đổi đáng kể thái độ của người dân và điều đó sẽ tác động đến ngành công nghiệp dầu mỏ.Các nhà đầu tư đã "quay lưng" với lĩnh vực "vàng đen" ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Chủ yếu là do lo ngại rằng tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đang suy yếu và sự nổi lên của xu hướng đầu tư có đạo đức, vì trách nhiệm xã hội đã làm giảm sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu của những công ty năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm.Tại Mỹ, giá trị của các công ty năng lượng trên sàn chứng khoán S&P 500 đã giảm xuống mức dưới 5% tổng giá trị, từ mức 11% cách đây một thập kỷ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng trung bình 1,5 triệu thùng/ngày trong thập kỷ qua lên mức 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019.Hầu hết các công ty dầu mỏ tin rằng việc sử dụng rộng rãi hơn các phương tiện chạy bằng điện hay quy định chặt chẽ hơn về khí thải có thể khiến nhu cầu dầu đạt đỉnh trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2035.
Bernard Looney, Giám đốc điều hành của BP từ tháng Một năm nay, đã đặt cược nhiệm kỳ của mình vào lời hứa sẽ đưa công ty đi theo con đường hướng đến phát thải bằng 0.Kế hoạch, được công bố đầy đủ vào tháng Chín, dự kiến sẽ cho thấy BP cuối cùng chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo như gió và Mặt Trời, bên cạnh việc kích hoạt các biện pháp như thu giữ và lưu trữ khí carbon để bù đắp lượng khí CO2 thải ra từ hoạt động sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, trung tâm của kế hoạch này có một nguyên lý đơn giản, một trong những công ty dầu khí nổi tiếng nhất thế giới đang gắn tương lai của mình vào việc sản xuất ra ít dầu mỏ và khí đốt hơn.
Theo Mark Lewis, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bền vững của Công ty quản lý tài sản BNP Paribas, ngành công nghiệp dầu mỏ đã thay đổi và câu hỏi bây giờ là liệu sự thay đổi này có tăng tốc (sau đại dịch) hay không?Tuy nhiên, chuyên gia Mark Lewis tin rằng ngành công nghiệp đang thay đổi và sự sụp đổ giá mạnh lần thứ hai trong 5 năm đã không giúp ích gì cho vị thế của dầu mỏ trên thị trường.Theo những tính toán của ông, chi phí giảm có nghĩa là các dự án năng lượng Mặt Trời và gió hoạt động mà không cần trợ cấp, với dòng tiền ổn định theo các hợp đồng cung ứng dài hạn, và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư từ 6% đến 10%. Điều đó đặt các dự án này gần ngang với các dự án dầu mỏ mới nếu tính toán cả việc giá dầu biến động nhiều hơn.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Singapore bắt đầu cắt giảm hoạt động lọc hóa dầu
13:28' - 19/05/2020
Các nhà máy lọc dầu tại Singapore đã bắt đầu phải cắt giảm sản lượng và tiến hành bảo trì, bảo dưỡng...
-
Thị trường
OPEC+ giảm mạnh lượng dầu xuất khẩu trong tháng 5/2020
12:17' - 19/05/2020
OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/5/2020 để bù đắp cho sự sụt giảm về giá và nhu cầu do sự bùng phát của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Xây dựng kho dự trữ dầu chiến lược là ưu tiên hàng đầu của Philippines
09:37' - 19/05/2020
Theo Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi, việc thành lập kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của nước này đang là ưu tiên hàng đầu, bất chấp có những khó khăn trong việc triển khai kế hoạch này.
-
Kinh tế Thế giới
Kuwait, Saudi Arabia tạm dừng khai thác dầu từ mỏ chung
12:33' - 17/05/2020
Báo Al Rai của Kuwait ngày 16/5 đưa tin, nước này và Saudi Arabia đã nhất trí tạm ngừng sản xuất dầu từ mỏ khai thác chung Al-Khafji trong vòng 1 tháng, bắt đầu từ ngày 1/6 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ không gia hạn lệnh hoãn thuế sau ngày 9/7
10:15' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.