Góc nhìn toàn cảnh về tương lai ngành dầu mỏ (Phần 2)
Phản ứng ban đầu của Saudi Arabia đối với tình hình tiêu thụ dầu mỏ suy giảm là khởi động một cuộc chiến giá dầu với Nga, nâng sản lượng dầu mỏ lên mức tối đa, một phần trong nỗ lực để bù đắp doanh thu bị mất do giá giảm.
Mặc dù, với sự thuyết phục của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Saudi Arabia đã quay trở lại với phương án hạn chế sản lượng, nhưng các nhà phân tích cho rằng đây có thể là chỉ dấu báo hiệu rằng nhu cầu không sớm thì muộn sẽ đạt đỉnh. Đối với Saudi Arabia, nước có trữ lượng dầu trong lòng đất có thể khai thác trong 75 năm, cách tiếp cận hợp lý nhất có thể là bơm càng nhiều dầu càng tốt.
Jeffrey Auld, Giám đốc điều hành của Serinus Energy, một nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt nhỏ ở Romania và Tunisia, cho biết ông hy vọng rủi ro chính trị sẽ thúc đẩy các công ty lớn hơn hướng sự chú ý nhiều vào khí đốt ít gây ô nhiễm, nếu không phải là năng lượng tái tạo.
Sam Laidlaw, cựu Giám đốc của Centrica, hiện đang điều hành công ty cổ phần tư nhân Neptune Energy, cho biết có nhiều lý do để thận trọng khi tuyên bố dầu mỏ sắp "hết thời".
Với việc nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không giảm, hãng hàng không Lufthansa của Đức đã cảnh báo rằng phải mất nhiều năm để số lượng hành khách trở lại mức trước khủng hoảng. Tuy nhiên, ông không chắc rằng toàn bộ ngành năng lượng sẽ "quay lưng" với dầu mỏ.
Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, IEA dự báo rằng nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ tăng trên 1% mỗi năm trong 5 năm tới, tăng nhanh gấp ba lần so với xăng. Sự phục hồi kinh tế từ suy thoái hậu đại dịch có thể ủng hộ các loại nhiên liệu rẻ, uy tín như dầu mỏ.
Ông Sam Laidlaw lập luận rằng những hành động chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ sẽ cần nhận được sự phối hợp lớn hơn trên phạm vi toàn cầu, chẳng hạn như việc chính phủ các nước áp thuế carbon mạnh hơn. "Nếu chúng ta thực sự muốn thúc đẩy chương trình nghị sự xanh về phía trước, chúng ta sẽ cần thấy sự phối hợp toàn cầu tốt hơn. Và điều đó chưa thấy có trong đại dịch này”, theo ông Laidlaw.
Ở Mỹ, các tập đoàn dầu mỏ lớn như ExxonMobil và Chevron đã ủng hộ ý tưởng đánh thuế carbon, nhưng nhìn chung là tiến tình chuyển đổi năng lượng còn khá chậm chạp. Lĩnh vực dầu đá phiến Mỹ có chi phí cao đối mặt với rủi ro tài chính lớn buộc các công ty phải cắt giảm chi tiêu vốn. Sản lượng dầu đá phiến dự kiến sẽ giảm mạnh trong hai năm tới.
Arjun Murti, từng là chuyên gia phân tích uy tín của Goldman Sachs, người đã dự đoán chính xác kỷ nguyên dầu mỏ 100 USD/thùng, cho biết ngành năng lượng Mỹ nhiều khả năng vẫn tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng rất cần cải thiện tỷ lệ lợi nhuận trên vốn để giành lại các cổ đông.
Ông Arjun Murti, hiện thuộc hội đồng quản trị của công ty năng lượng ConocoPhillips, lập luận rằng mặc dù ông ủng hộ những nỗ lực chống biến đổi khí hậu, nhưng ông tin rằng các ước tính về đỉnh nhu cầu dầu bị thổi phồng.
Những kỳ vọng rằng các phương tiện chạy điện sẽ kiềm chế nhu cầu dầu là quá “lạc quan” và hiện có sự gia tăng ngày càng cao của các xe thể thao tốn nhiên liệu ở bên ngoài nước Mỹ. Ông Arjun Murti nói, chỉ có một công ty, Tesla, đã cho thấy mọi người sẵn sàng mua hàng trăm nghìn xe điện. Tuy nhiên, điều đó chưa được chứng minh với các nhà sản xuất khác.
Chris Midgley, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Shell và hiện đang làm việc tại S&P Global Platts, nhận xét rằng vấn đề lớn nhất của lĩnh vực dầu mỏ là đã hoạt động yếu kém trong suốt 20 năm qua. Giá cổ phiếu ExxonMobil nhìn chung không thay đổi trong hai thập kỷ. Giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn này, 185 tỷ USD, đã bị Netflix vượt qua trong một khoảng thời gian ngắn vào tháng Tư.
Nếu giá dầu vẫn ở mức thấp và tiêu thụ phục hồi trong hai đến ba năm tới và ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ bị gạt sang một bên, trong khi các tập đoàn năng lượng lớn tập trung vào quá trình chuyển đổi, một số người đặt câu hỏi rằng nguồn cung dầu mới sẽ đến từ đâu? Ông Saad Rahim, nhà kinh tế trưởng tại công ty giao dịch Trafigura, dự báo rằng trong khoảng thời gian 5 năm tới, thị trường sẽ ở vào trạng thái rất khó khăn.
Ông John Browne cho rằng “vẫn có rất nhiều dầu ở khắp nơi” khi chỉ ra những phát hiện lớn gần đây ở Guyana và Brazil. Ông nói thêm, nhu cầu mới là cái ngành công nghiệp này cần phải lo lắng, chứ không phải nguồn cung. Các công ty than vẫn còn ở khắp nơi và các lĩnh vực hiện có sẽ tiếp tục hoạt động, ngay cả khi lợi nhuận tiềm năng của các nhà máy năng lượng Mặt Trời và gió bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn./.
- Từ khóa :
- dầu mỏ
- thị trường dầu mỏ
- iea
- giá dầu
- nhu cầu dầu
- đánh thuế carbon
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Góc nhìn toàn cảnh về tương lai ngành dầu mỏ (Phần 1)
06:00' - 22/05/2020
Không giống như các vòng tuần hoàn phát triển và suy thoái thông thường, sự sụp đổ của giá dầu liên quan đến COVID-19 đóng vai trò như lời cảnh báo cho ngành công nghiệp này về những gì sắp xảy ra.
-
Kinh tế Thế giới
Đại dịch COVID-19 gây thêm lo ngại cho các nước sản xuất dầu mỏ ở châu Phi
08:23' - 15/05/2020
Trong nhiều năm, các nước xuất khẩu dầu mỏ ở châu Phi đã cam kết từng bước từ bỏ dầu thô, nhưng nhiệm vụ này có thể trở nên khó thực hiện khi đại dịch COVID-19 khiến thị trường năng lượng sụp đổ.
-
DN cần biết
Mỹ sẽ cho các công ty dầu mỏ thuê kho lưu trữ dầu
08:49' - 15/04/2020
Bộ Năng lượng Mỹ đang xúc tiến kế hoạch cho các công ty dầu khí Mỹ thuê kho lưu trữ dầu, trong bối cảnh các công ty này không còn đủ kho chứa khi nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh.
-
DN cần biết
OPEC lo ngại về nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc
15:53' - 06/02/2020
OPEC lo ngại nhu cầu mua dầu mỏ của Trung Quốc có thể giảm xuống khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona làm giảm sản lượng của kinh tế Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55' - 26/06/2022
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31' - 26/06/2022
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41' - 26/06/2022
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14' - 26/06/2022
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08' - 26/06/2022
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45' - 26/06/2022
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45' - 26/06/2022
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.