Hà Giang: Kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới đáp ứng xu hướng hội nhập
Tiềm năng phát triển thương mại biên giới
Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là "phên dậu" của quốc gia trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ, phát triển rừng và an ninh nguồn nước.
Tỉnh là cửa ngõ phía Bắc, kết nối thuận lợi với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc; có tiềm năng du lịch phong phú, nhất là du lịch trải nghiệm, sinh thái, nghỉ dưỡng; có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích, lễ hội truyền thống và địa danh lịch sử.
Bên cạnh đó, Hà Giang cũng có không ít khó khăn, thách thức như: địa hình đồi núi, hiểm trở, chia cắt, cách xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, không gian phát triển hạn chế; nền kinh tế nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, nguồn nhân lực trình độ, năng suất lao động thấp; hạ tầng giao thông rất khó khăn; nhiều lĩnh vực như kinh tế biên mậu, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu bền vững.
Xác định được tầm quan trọng của quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội; với tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, vượt khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang đã tập trung xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang tại Quyết định số 1339/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2023.
Quy hoạch tỉnh Hà Giang thể hiện rõ định hướng phát triển về kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, đáp ứng xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế, đầu mối trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa.Điều này có ý nghĩa không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển mà Hà Giang còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng cũng như các địa phương trong cả nước cùng phát triển.
Theo đó, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, xanh và bền vững gắn với sinh thái, văn hóa, tạo nên sự độc đáo, khác biệt và hấp dẫn. Phát triển nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị hàng hoá chất lượng cao; đồng thời, phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao.
Huy động nguồn lực để thực hiện
Mặc dù, Quy hoạch tỉnh Hà Giang đã được phê duyệt nhưng chặng đường trước mắt để triển khai thực hiện quy hoạch là vô cùng quan trọng và còn nhiều thách thức, khó khăn; đồng thời đây cũng chính là cơ hội quý để mở đường cho Hà Giang phát triển.
Phát biểu tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức ngày 18/2, tại Hà Giang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Hà Giang cần quan tâm chú ý một số vấn đề: trước hết, cần bám sát các chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh về phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Đồng thời, tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng.
Tiếp đến, vấn đề quan trọng là phải huy động tốt các nguồn lực để thực hiện. Tỉnh phải tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn lực của Trung ương, kết hợp với sự huy động các nguồn lực từ nội sinh; đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực từ bên ngoài, từ các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thông qua việc quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư để thực hiện quy hoạch.
Trong quá trình triển khai quy hoạch, Hà Giang cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, các tài nguyên, nhất là đất đai. Chủ động nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách đột phá; xác định có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đầu tư các công trình có tính chất chiến lược, các dự án động lực, có tính lan tỏa lớn và có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, Hà Giang cần khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong quy hoạch; rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành theo quy định, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh.
Ngoài ra, tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển. Cùng đó, chú trọng việc duy trì, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của Hà Giang; phát triển con người, nâng chất lượng cuộc sống của người dân; quản lý tổng hợp, thống nhất các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mặt khác, tỉnh cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tập trung cải cách hành chính; đổi mới tác phong lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế; trong đó, đặc biệt quan tâm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Với tinh thần "Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển" cùng với khát vọng vươn lên, tỉnh Hà Giang sẽ ngày càng phát triển, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Hà Giang phát triển xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện; góp phần tạo nên cuộc sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy: Cần chính sách đặc thù để phát triển
11:59' - 12/10/2024
Đến nay, tỉnh Hà Giang đã bố trí khoảng 600 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng; xây dựng các tuyến đường phân lô, nhà chức năng, hệ thống điện, bến bãi trong Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
-
DN cần biết
Cửa khẩu thông minh: Điểm nhấn cho hiệu suất thông quan
12:35' - 06/10/2024
Với mô hình cửa khẩu thông minh, cơ quan quản lý có thể giám sát được hàng hóa chặt chẽ hơn nhờ sự phối hợp giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc trong việc trao đổi dữ liệu giữa hai bên.
-
Doanh nghiệp
Gỡ khó cho các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn
05:00' - 25/09/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu chủ đầu tư dự án và các đơn vị liên quan khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ bởi đây là hai dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Đoàn cứu hộ Bộ Công an Việt Nam bắt đầu hoạt động cứu nạn tại Sagaing
14:00'
Sáng 31/3, Đoàn cứu hộ, cứu nạn Bộ Công an Việt Nam gồm 26 cán bộ chiến sĩ đã đến thành phố Sagaing, Myanmar, nơi cách khu vực tâm chấn của trận động đất kinh hoàng khoảng 12km.
-
Kinh tế & Xã hội
TP.HCM: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì khiến 37 người nhập viện
12:38'
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết đã nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì khiến 37 người phải nhập viện trong đó có 33 học sinh.
-
Kinh tế & Xã hội
Xe khách bị lật trên đèo Khánh Lê
11:21'
Vào khoảng 8 giờ sáng 31/3, tại Km 59+650T quốc lộ 27C thuộc địa phận thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Cứu hộ thành công một thai phụ mắc kẹt
10:38'
Sáng 31/3, các lực lượng cứu hộ đã giải cứu một thai phụ khỏi đống đổ nát của một tòa nhà ở Mandalay, 3 ngày sau trận động đất có độ lớn 7,7 tàn phá Myanmar.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 31/3/2025
09:56'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31/3, sáng mai 1/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy kho phế liệu ở thành phố Đà Nẵng
09:55'
Sáng 31/3, tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã xảy ra vụ cháy lớn tại một kho xưởng chứa phế liệu (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng).
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Đoàn Việt Nam sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ hỗ trợ người dân Myanmar
08:55'
Ngay sau khi đến Mandalay (Myanmar), đoàn Việt Nam sẽ triển khai ngay công tác cứu hộ ở đây, khu vực thiệt hại nặng nề nhất trong trận động đất có độ lớn 7,7 vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: WHO kêu gọi tài trợ khẩn cấp
08:53'
WHO ngày 30/3 đánh giá trận động đất ở Myanmar là tình trạng khẩn cấp cấp độ cao nhất và kêu gọi tài trợ khẩn cấp 8 triệu USD để cứu người, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại Myanmar trong 30 ngày tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hỗ trợ chỗ nghỉ miễn phí cho người thân nạn nhân vụ xe khách rơi vực trên đèo Bảo Lộc
21:24' - 30/03/2025
Chính quyền thành phố Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai bố trí chỗ ở miễn phí tại các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người thân nạn nhân, người bị ảnh hưởng từ vụ tai nạn.