Hà Nội chủ động dập dịch COVID-19, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động tiêu cực, song trong tháng 8/2021, thành phố vẫn có một số chỉ tiêu kinh tế đạt kết quả tích cực, khả quan, nhiều địa phương đã cố gắng, nỗ lực đạt kết quả phát triển kinh tế tốt.
Trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021, việc chủ động tấn công, dập dịch COVID-19 được Hà Nội coi là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, thành phố cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công - một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố.
* Tổng lực tấn công, phòng chống dịchTrong tháng 8, trước diễn biến nguy hiểm của dịch COVID-19, Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố để tập trung phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 và Công điện số 18/CĐ- UBND ngày 6/8/2021 của UBND thành phố.
Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thành phố vừa phải ngày đêm căng sức chống dịch, vừa duy trì thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong điều kiện giãn cách xã hội. Hiện, thành phố đã và đang tập trung tối đa nguồn lực, tổng lực tấn công phòng, chống dịch trên mọi phương diện, cấp độ với mục tiêu sớm đưa Hà Nội an toàn trở lại.
Đã có nhiều giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 được thành phố Hà Nội triển khai với sự vào cuộc quyết liệt của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố. Từ những cuộc kiểm tra, chỉ huy phòng, chống dịch tại các địa bàn đến việc quyết định thành lập 3 tổ công tác chuyên trách do 3 đồng chí Phó Chủ tịch, Phó Chỉ huy Trưởng phụ trách các lĩnh vực.Sở Chỉ huy các cấp cũng đã vào cuộc tích cực, hiệp đồng trách nhiệm, kích hoạt công tác phòng, chống dịch ở mức cao nhất, bảo đảm thế trận chống dịch với mục tiêu “khoanh gọn vùng đỏ, mở rộng vùng xanh”.
Bên cạnh đó, thành phố đã triển khai 10 đợt tiêm vaccine với hơn 2 triệu mũi tiêm; chủ động sàng lọc, xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực phong tỏa, các đối tượng nguy cơ. Thành phố cũng chú trọng đảm bảo ổn định thị trường, cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn, tại các khu vực phong tỏa và cách ly y tế.Công tác đảm bảo an sinh xã hội của thành phố được nhân dân đánh giá cao. Việc thiết lập các đường dây nóng đã giúp người dân kịp thời phản ánh, đề nghị được hỗ trợ những ngày giãn cách xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, thành phố cũng đã hỗ trợ 313,17 tỷ đồng cho 12 nhóm đối tượng người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; hỗ trợ 282.552 người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 282,552 tỷ đồng;Hỗ trợ 54 tỷ đồng cho 18 tỉnh, thành phố phía Nam chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19; gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh nhiều thiết bị y tế; cử các đoàn y, bác sĩ đến tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hỗ trợ công tác xét nghiệm.
* Vượt khó khăn, đạt kết quả tích cựcDo ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động tiêu cực; nhiều chỉ số sản xuất và tiêu dùng của Hà Nội trong tháng 8 giảm so với tháng 7 như: chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu.
Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm trên 2 con số (giảm 32,2% so với tháng 7 và giảm 51,2% so với cùng kỳ năm 2020; lũy kế 8 tháng giảm 8,9%). Số doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng giảm 7% so với cùng kỳ; đã có 2.204 doanh nghiệp giải thể, tăng 36%.
Cũng trong tháng 8, thành phố có 12 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 17,6 triệu USD. Tám tháng, đầu tư trong nước ngoài ngân sách đạt 9.599 tỷ đồng; thu hút vốn FDI đạt 841,8 triệu USD.Số thu từ nhà, đất đạt thấp và có sự suy giảm so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất giảm 22,9%... Đặc biệt, du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề; khách du lịch trong nước giảm mạnh (giảm 11,8% so với cùng kỳ).
Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng, Hà Nội vẫn có một số chỉ tiêu kinh tế đạt kết quả tích cực, khả quan như: Tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng ước đạt 164.483 tỷ đồng, đạt 69,8% dự toán Trung ương giao (đạt 65,4% dự toán thành phố giao), bằng 110,3% so với cùng kỳ.Trong 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành công nghiệp đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, nổi bật như sản xuất xe có động cơ tăng 21,6%, sản xuất trang phục tăng 18,2%, sản xuất đồ uống tăng 16,1%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 10,9%...
Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý (trừ dầu) tăng 9,7% so với cùng kỳ, trong đó thu từ khu vực sản xuất - kinh doanh tăng 28,9% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã có nhiều cố gắng duy trì sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương án “3 tại chỗ”, cho công nhân làm việc luân phiên, nghỉ giãn cách... Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, chăn nuôi ổn định, trong đó chăn nuôi lợn có sự phục hồi, hoạt động tái đàn được chú trọng...Nhiều địa phương đã cố gắng, nỗ lực đạt kết quả phát triển kinh tế tốt. Một số quận, huyện có tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cao như: Thanh Xuân, Phú Xuyên, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, trong đó quận Thanh Xuân đang là địa bàn nóng về dịch COVID-19 nhưng đã đạt kết quả giải ngân tốt, đứng đầu thành phố. Quận Đống Đa đứng đầu thành phố về tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách thành phố giao năm 2021...
* Khẩn trương dập dịch, không để phát sinh ổ dịch mớiMặc dù thành phố đã rất cố gắng, nỗ lực trong phòng, chống dịch bệnh, song thực tế vẫn còn xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, bỏ trống chốt kiểm dịch tại một số địa bàn hoặc có lực lượng chức năng nhưng không kiểm soát.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, vẫn còn có sở chỉ huy tiền phương vắng lực lượng chức năng chốt trực, nhiều người dân ra đường, tập thể dục nơi công cộng, tập trung đông người dự đám tang… Thậm chí, đã có hiện tượng tiêu cực xảy ra trong việc tiêm vaccine, thiếu sót, hạn chế trong việc tổ chức, kiện toàn, hoạt động của các Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch…
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, UBND thành phố Hà Nội xác định, trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021, việc chủ động tấn công, dập dịch COVID-19 được thành phố coi là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu.Nhằm dập nhanh nhất các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương, cơ quan, người đứng đầu các sở, ban, ngành thường xuyên chủ trì họp giao ban đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được của đơn vị.
Từ đó, nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, trọng tâm là rà soát, khắc phục ngay hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong cuộc họp trực tuyến với cấp xã, phường tại thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19.
Các thành viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng Ban chỉ đạo thành phố, Phó Chỉ huy trưởng thành phố, Tổ trưởng các Tổ công tác chuyên trách thuộc Sở Chỉ huy thành phố tiếp tục phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo thực hiện nghiêm, thực chất việc giãn cách xã hội, đặc biệt là kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, tăng cường kiểm soát các chốt ra vào thành phố, không có ngoại lệ;Tăng cường kiểm soát các chốt nội bộ trong thành phố, kiểm soát việc đi lại của người dân trong các khu vực, nhất là khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung, nơi có nguy cơ cao, không để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”…; Đồng thời, tăng cường mật độ kiểm tra đột xuất, kiểm tra công vụ về công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị…
Trong quá trình kiểm tra phải có kết luận, chỉ đạo rõ ràng, kịp thời biểu dương, khen thưởng những nơi làm được và phê bình, xử lý nghiêm nơi lơ là, làm không tốt.
Thành phố cũng yêu cầu Sở Y tế, Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục chủ động phối hợp, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, thành phố trong công tác phòng, chống dịch;Quán triệt hiệu quả nguyên tắc “người dân là trung tâm, là chủ thể” để phục vụ người dân, động viên, hướng dẫn, đề nghị người dân thực hiện và có cơ chế, biện pháp trực tiếp giải quyết các vấn đề của người dân, làm cho người dân thấy được việc thực hiện giãn cách xã hội và phòng, chống dịch là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng.
Các đơn vị, sở, ban, ngành cần tiếp tục bám sát tình hình diễn biến dịch, chuẩn bị tốt các điều kiện đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; tham mưu cho thành phố để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động.
Để thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn, xem xét phê duyệt phương án hoạt động cho các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp trực thuộc sản xuất an toàn theo nguyên tắc “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”, trong đó phải cam kết toàn bộ công nhân được tiêm vaccine và xét nghiệm nhanh COVID-19 âm tính. * Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư côngTrong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021, thành phố Hà Nội sẽ tập trung quản lý và khai thác tốt các nguồn thu đảm bảo thực hiện dự toán ngân sách nhà nước thành phố giao năm 2021.
Trong đó, thành phố chú trọng đẩy nhanh tiến độ thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, tiến độ xác định giá thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất trả tiền một lần của các dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất cũng như các dự án phải thu nghĩa vụ tài chính bổ sung theo kiến nghị Kiểm toán Nhà nước làm cơ sở để cơ quan Thuế thu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định;
Tăng cường phối hợp xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của các dự án; tập trung tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát, có kế hoạch phân bổ kinh phí hợp lý trên tinh thần cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 của ngân sách địa phương để bổ sung dự phòng ngân sách địa phương, tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đầu tư phát triển, các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và hoạt động quan trọng, cấp bách của thành phố. Hiện tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của thành phố đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, mới đạt 31% kế hoạch Trung ương giao và thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước. Thành phố còn có 89 dự án vừa có kế hoạch năm 2021, vừa có kế hoạch năm 2020 kéo dài. Xác định việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố trong các tháng cuối năm, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục coi trọng công tác giải ngân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện thanh quyết toán các thủ tục, hồ sơ, dự án theo quy định;Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu giải ngân hết 100% vốn đầu tư công của thành phố, trong đó tập trung giải ngân hết vốn kế hoạch giao năm 2020 kéo dài mới giải ngân vốn kế hoạch giao năm 2021.
Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ lập nhiệm vụ quy hoạch, hoàn thành lập nhiệm vụ điều chỉnh các quy hoạch trên địa bàn thành phố; công bố công khai các quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các địa phương.Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các kế hoạch đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa, thực phẩm, nông sản thành phố với các tỉnh, thành phố phù hợp với tình hình dịch bệnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh đảm bảo tiến độ tại các công trình giao thông trong thời điểm giãn cách tại Hà Nội
11:22' - 03/09/2021
Trong thời điểm giãn cách xã hội, một số công trình giao thông trọng điểm và khẩn thiết đã được thành phố Hà Nội chấp thuận cho các đơn vị thi công liên tục nhằm đảm bảo tiến độ các dự án.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau 6/9, Hà Nội sẽ phân vùng giãn cách theo nguyên tắc nào?
10:24' - 03/09/2021
Các khu vực có nguy cơ rất cao "vùng đỏ" để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc "ai ở đâu ở đó".
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết ngày 3/9: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi
10:04' - 03/09/2021
Thủ đô Hà Nội sáng có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, ngày có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội khẩn trương dập dịch COVID-19, không để phát sinh ổ dịch mới
09:08' - 03/09/2021
Đã có nhiều giải pháp phòng, chống dịch được thành phố Hà Nội triển khai với sự vào cuộc quyết liệt của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Sáng ngày 3/9, Hà Nội ghi nhận 13 ca mắc mới, có 01 ca tại cộng đồng
08:06' - 03/09/2021
Tính từ 18h00 ngày 2/9 đến 6h00 ngày 3/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 13 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 01 ca tại cộng đồng, 11 ca tại khu cách ly và khu vực phong tỏa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...