Hai tháng đầu năm, thu hút FDI vào Việt Nam giảm mạnh
Tổng cục Thống kê cho biết, từ đầu năm tới ngày 20/2, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,5 tỷ USD, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, cả nước có 500 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 5 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.Cục Đầu tư nước ngoài lý giải, vốn đăng ký mới tăng mạnh là do trong 2 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư là 4 tỷ USD.
Đối với vốn điều chỉnh, trong 2 tháng đầu năm, có 151 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 638,1 triệu USD, bằng 74,6% so với cùng kỳ năm 2019.Cùng với đó, cả nước có 1.583 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 827,3 triệu USD, tăng 52,4% về số lượt góp vốn, mua cổ phần và bằng 16% giá trị vốn góp so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù, số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng nhiều, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,52 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân của 2 tháng năm 2019 là 5 triệu USD/lượt góp vốn. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm ước đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, nếu không tính các dự án lớn trên tỷ USD như Dự án đầu tư mới 4 tỷ USD tại Bạc Liêu năm 2020 và trường hợp góp vốn, mua cổ phần của Beerco vào Beverage năm 2019 thì tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2020 chỉ bằng 53,4% so với cùng kỳ năm 2019. Số lượt dự án đăng ký mới cũng như điều chỉnh mở rộng quy mô dự án đều giảm (97,3% và 85,8% so với cùng kỳ). Ngoài yếu tố ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết thì dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án hiện có của nhà đầu tư nước ngoài. Trong 2 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực sản xuất phân phối điện dẫn đầu với tổng số vốn đạt 3,89 tỷ USD, chiếm 60,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 1,76 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng dự án cấp mới và điều chỉnh vốn. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký gần 195 triệu USD và 180 triệu USD.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 2 tháng đầu năm, đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,12 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.Trung Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 720,4 triệu USD, chiếm 11,1% tổng vốn đầu tư; trong đó có dự án cấp mới 300 triệu USD và 1 dự án điều chỉnh vốn 138 triệu USD; 2 trường hợp này đã chiếm 60,8% tổng vốn đầu tư của Trung Quốc trong 2 tháng.
Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 425,4 triệu USD, chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản...
Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 25,51 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ và chiếm 69,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 25,06 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ và chiếm 67,9% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của xuất khẩu khu vực đầu tư nước ngoài trong 5 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bạc Liêu dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 61,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.Tây Ninh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 488,3 triệu USD, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư. Tp. Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 480,6 triệu USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư; trong đó, đầu tư theo phương thức góp vốn, mua cổ phần chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 70% tổng vốn đầu tư đăng ký của Thành phố và chiếm 40,7% tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương...
Một số dự án lớn trong 2 tháng đầu năm là: dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG; dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh; dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 138 triệu USD…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút vốn FDI tháng 1 tăng 179%
12:23' - 29/01/2020
Tính đến 20/1/2020, vốn FDI bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD, tăng 179,5% so với cùng kỳ năm 2019.
-
DN cần biết
Ngành thuế tập trung thanh tra doanh nghiệp FDI báo lỗ nhiều năm
21:48' - 15/01/2020
Năm 2020, Cục Thuế T.p Hồ Chí Minh sẽ thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp FDI phát sinh lỗ nhiều năm nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút vốn FDI cao nhất trong vòng 10 năm
20:23' - 25/12/2019
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2019, tổng vốn thu hút FDI đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp.Hồ Chí Minh dự kiến thu hút 8 tỷ USD vốn FDI trong năm 2019
11:53' - 30/11/2019
Trong năm 2019, Tp HCM dự kiến thu hút được 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bằng 101% so với cùng kỳ năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
11 tháng, thu hút FDI cả nước tăng hơn 3%
11:48' - 26/11/2019
Đáng chú ý, trong 11 tháng năm 2019, số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng khá mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21'
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.