Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng
Sáng 23/9 (giờ Việt Nam), hai ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã bước vào vòng tranh luận trực tiếp thứ hai và cũng là cuối cùng trước ngày bầu cử 3/11. Sự kiện diễn ra tại Đại học Belmont ở thành phố Nashville, bang Tennesse.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, cuộc tranh luận giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden do phóng viên Kristen Welker của hãng tin NBC News điều phối.
"Vòng quyết đấu" cuối cùng này được truyền hình trực tiếp, tập trung vào 6 chủ đề: cách thức đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giá trị các gia đình người Mỹ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và phân biệt chủng tộc.
Hai ứng cử viên tranh luận trong 90 phút, thời gian dành cho mỗi chủ đề là 15 phút. Mở đầu mỗi chủ đề, mỗi ứng viên có hai phút để trả lời câu hỏi.
Trong lúc đó, micro của ứng viên còn lại sẽ bị tạm ngắt. Tuy nhiên, micro của cả hai ứng viên được bật trở lại trong các phần tranh luận mở.
Đáp lại thông báo của Ủy ban Tranh luận Tổng thống Mỹ (CPD), ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Trump bày tỏ thất vọng về những thay đổi quy tắc vào phút chót cũng như việc những chủ đề được đưa ra không hề có "chính sách ngoại giao".
Trong một bức thư gửi đến CPD, ban vận động tái tranh cử của ông Trump nhấn mạnh mặc dù những chủ đề được người điều phối Welker đưa ra được cho là đáng được thảo luận nhất, nhưng “phần lớn những chủ đề này đều đã được thảo luận chi tiết trong cuộc tranh luận đầu tiên mà Tổng thống Trump giành phần thắng trước người dẫn chương trình Chris Wallace và ứng viên Joe Biden”.
Cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng này được xem là cơ hội để giúp cả hai ứng cử viên tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa trong giai đoạn quan trọng nhất của cuộc bầu cử, qua đó hướng đến chiến thắng chung cuộc sau 11 ngày nữa.
Các chuyên gia cho rằng giống như lần trước, ứng cử viên Biden cần có vẻ ngoài phù hợp, có kiểm soát và cũng cần phải tiếp tục duy trì cách thức nói chuyện trực tiếp với người dân Mỹ như lần đầu ông thể hiện.
Đối với Tổng thống Trump, giới phân tích cho rằng ông cũng như ban vận động tranh cử của mình cần phải điều chỉnh chiến thuật tranh luận bởi rõ ràng cách thức mà ông thể hiện trong cuộc tranh luận đầu tiên hầu như không mang lại hiệu quả.
Ngược lại, Tổng thống Trump dường như sẽ tổn hại nhiều hơn khi mất điểm trước cử tri. Nhiều chuyên gia nhận định lần này, Tổng thống Trump nên để đối thủ chính trị của mình nói nhiều hơn và từ đó có thể khiến ông Biden bộc lộ những điểm yếu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump yêu cầu điều tra con trai ông Biden
08:01' - 21/10/2020
Tổng thống Trump và đội ngũ tranh cử của ông cáo buộc Hunter Biden đã giúp môi giới một cuộc họp giữa một giám đốc điều hành công ty khí đốt Burisma Holdings của Ukraine với ông Joe Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: “Mẫu số chung” trong phương hướng chính sách trước và sau bầu cử
06:00' - 16/10/2020
Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn là rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới những phát triển sau đó.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Nỗ lực cuối cùng của Tổng thống Donald Trump
13:46' - 15/10/2020
Tổng thống Donald Trumpvà ban vận động tái tranh cử đang nỗ lực để duy trì sự ủng hộ của những cử tri đang dao động tại các bang từng giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ không gia hạn lệnh hoãn thuế sau ngày 9/7
10:15' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.