Mỹ: “Mẫu số chung” trong phương hướng chính sách trước và sau bầu cử
Tờ Straits Times (Singapore) đã đăng bài bình luận của tác giả Bilahari Kausikan, cựu quan chức ngoại giao cấp cao Singapore và hiện là Chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Quốc gia Singapore, về chính sách đối ngoại của Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.
Theo bài bình luận, các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn là rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới những phát triển sau đó. Ngay cả nếu khi các đảng phái và những “ông chủ” Nhà Trắng thay đổi, thì điều này cũng không nhất thiết kéo theo sự thay đổi các chính sách.Do đó, nếu ứng viên Joe Biden đánh bại Tổng thống Donald Trump, chúng ta không nên kỳ vọng vào một sự thay đổi cơ bản trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ.
Những sự thay đổi, điều chỉnh sẽ chủ yếu là về phong cách, môi trường xung quanh và trong những tiến trình thông qua đó các quyết định được đưa ra và được truyền đạt. Những điều đó là quan trọng nhưng không phải là những thay đổi cơ bản, chủ chốt.
Tính cách cá nhân của ông Trump là duy nhất. Nhưng ông và các chính sách của ông là những dấu hiệu biểu hiện của sự chuyển đổi trong chính thể Mỹ và các xu hướng toàn cầu vốn đã xảy ra khi ông Trump được bầu làm Tổng thống vào năm 2016 và điều này sẽ tiếp tục diễn ra sau khi ông rời nhiệm sở. Bất kỳ ai kế nhiệm ông Trump, dù là trong năm 2021 hay vào năm 2025, đều sẽ phải đối mặt với những thay đổi và xu hướng này.
Một trạng thái cân bằng mới
Mỹ sẽ không tìm cách rút ra khỏi thế giới. Điều đó là bất khả thi. Tuy nhiên, Washington đang tìm kiếm một cách thức để tạo thế cân bằng mới. Mỹ đã tái điều chỉnh các phương thức can dự của mình về kinh tế và quân sự, và xác định các lợi ích một cách thu hẹp hơn và ít quan tâm, cân nhắc hơn tới các đồng minh và bạn bè.Ông Trump đã rất kiên quyết rằng các đối thủ của Mỹ không được lợi dụng sự hào phóng của Mỹ. Nhưng ông không phải là người phát minh ra chủ nghĩa đơn phương hay “chủ nghĩa giao dịch buôn bán”. Ông Trump chỉ nhấn mạnh những khuynh hướng luôn có trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống vào năm 2008 với khẩu hiệu "Change We Can Believe In" (Thay đổi mà chúng ta có thể tin tưởng), cử tri Mỹ không hiểu rằng ông chủ yếu nói đến sự thay đổi ở nước ngoài. Họ coi đó như một lời hứa rằng các vấn đề trong nước bị bỏ quên lâu nay sẽ được giải quyết và đã đến lúc phải đưa ngôi nhà của chính nước Mỹ vào nề nếp.
Trong bối cảnh đó, kế hoạch hồi sinh lĩnh vực chế tạo "Made in All of America" của ông Biden phù hợp với xu hướng tâm trạng chính trị này. Nếu đắc cử, ưu tiên của ông Biden sẽ là giải quyết các hậu quả kinh tế trong nước của do đại dịch COVID-19 gây ra, chứ không phải chính sách đối ngoại.
Tuy nhiên, ông Biden cũng sẽ không thể hoàn toàn “rảnh tay”. Những chia rẽ sâu sắc trong Đảng Dân chủ được thể hiện trong các cuộc bầu cử sơ bộ vẫn chưa được giải quyết. Nếu ông chiến thắng, những chia rẽ này chắc chắn sẽ nhanh chóng nổi lên và kéo các chính sách của ông Biden đi theo những hướng khác nhau.
Không rõ ông Biden sẽ làm thế nào để cân bằng giữa nhu cầu duy trì sự ủng hộ của các phe cánh tiến bộ trong đảng của ông với những lo ngại về nền tảng cơ sở truyền thống của đảng Dân chủ, cũng như của các khu vực bầu cử khác.
Một chiến thắng của ông Biden có thể không phải là nhiệm vụ rõ ràng cho bất kỳ mục tiêu nào của đảng Dân chủ, bởi vì nhiều người sẽ bỏ phiếu cho ông Biden đơn giản vì ông không phải là ông Trump.
Nếu ông Trump giành chiến thắng một lần nữa, ông sẽ coi đây là sự minh chứng chứng minh rõ ràng và sẽ tiếp tục thúc đẩy những gì mình đang làm. Do đó, những gì xảy ra tiếp theo sẽ tập trung vào các vấn đề có thể phát sinh nếu ông Biden giành chiến thắng. Chúng ta nên hiểu rõ ràng rằng tình hình và bối cảnh nguyên trạng như trước khi ông Trump lên nắm quyền sẽ không thể quay lại.
Vấn đề Trung Quốc và thương mại
Trong các cương lĩnh tranh cử, không có vấn đề nào quan trọng hơn mối quan hệ Mỹ-Trung. Sự cạnh tranh chiến lược hiện tại là điều kiện có tính cấu trúc của mối quan hệ, trong đó có sự đồng thuận của cả hai đảng.
Không Tổng thống nào sẽ dám mạo hiểm bị cáo buộc là yếu đuối. Chiến dịch vận động tranh cử của ông Biden đã cam kết sẽ trở nên cứng rắn với Trung Quốc và chỉ trích cách tiếp cận của ông Trump chỉ là “thất thường”, nhưng không sai.
Ông Biden sẽ không dỡ bỏ những hạn chế đối với việc xuất khẩu các mặt hàng kỹ thuật công nghệ tới Trung Quốc, mặc dù ông sẽ cố gắng làm ổn định mối quan hệ và cải thiện bầu không khí của hai nước bằng cách thực hiện chúng một cách trật tự và minh bạch hơn.
Như vậy, có thể nói cách tiếp cận nói chung của ông Biden đối với vấn đề thương mại dường như sẽ là “cách tiếp cận của ông Trump nhưng nhẹ nhàng hơn”.
Ông Biden sẽ không tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sẽ không xóa bỏ những sửa đổi của ông Trump đối với các hiệp định tự do thương mại khác.
Trong khi đó, ông Biden cũng không mặn mà với các vấn đề thuế quan như ông Trump, nhưng ông sẽ không nhanh chóng dỡ bỏ các biện pháp thuế quan hiện tại hoặc từ bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Ông Biden đã cam kết sẽ cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cam kết “có những hành động thực thi thương mại tích cực” chống lại các hành vi thiếu công bằng do Trung Quốc hoặc các quốc gia khác thực hiện.
Châu Âu và Nga
Đã có những đồn đoán, dư luận cho rằng bằng việc đối xử với Liên minh xuyên Đại Tây Dương một cách tôn trọng hơn, thì ông Biden có thể kết hợp thành một liên minh toàn cầu hiệu quả chống lại Trung Quốc.
Các thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu như Đức và Pháp, cũng như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ - trên thực tế là hầu hết các nền kinh tế lớn - đều nhận thấy một số khía cạnh trong hành vi của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Trong bối cảnh đó, ông Biden có thể đưa ra định nghĩa rõ ràng hơn về liên minh phi chính thức này và cách tiếp cận phối được hợp hơn trong các lĩnh vực cụ thể như xuất khẩu công nghệ.
Tuy nhiên, ý tưởng này cũng có những giới hạn. Các chính quyền kế nhiệm của Mỹ đã thúc ép châu Âu phải làm nhiều hơn nữa trong hệ thống quốc phòng chính mình và tất cả đều đã thất bại và ông Biden chắc chắn không có khả năng làm tốt hơn.
Để châu Âu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, họ sẽ phải cắt giảm mô hình xã hội của mình. Cho đến nay, châu Âu vẫn chưa tìm thấy ý chí chính trị hoặc dũng khí để làm điều đó. Nếu không có quyền lực cứng, châu Âu gần như không đóng vai trò gì ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, việc thiết lập lại quan hệ Mỹ-Nga cũng khó xảy ra. Nga không phải không có lo ngại về Trung Quốc, song việc hợp tác với Bắc Kinh để giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ là logic chiến lược có tính thuyết phục hơn đối với Moskva. Đối với ông Biden, hành vi của Moskva trong nội bộ và ở khu vực gần nước ngoài như ở Belarus sẽ là những mối lo ngại trước mắt.
Mỗi Tổng thống mới đều cảm thấy có nghĩa vụ phải “làm mới thế giới”. Trong bối cảnh đó, ông Biden sẽ cố gắng phân biệt, làm nổi bật bản thân như thế nào?
Ứng cử viên này cho biết sẽ nhanh chóng triệu tập một Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu và tái tham gia vào Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, những kế hoạch này sẽ không xóa bỏ được nhiều phức tạp và mâu thuẫn nội bộ mà một chính quyền mới phải đương đầu và hòa giải. Chúng cũng không đối phó với vấn đề thực chất của biến đổi khí hậu.
Điều này đòi hỏi một chiều sâu của các hành động quốc tế có sự phối hợp đồng bộ mà ngay cả khi thế giới trước đại dịch COVID-19 cũng không thể tập hợp được./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Nỗ lực cuối cùng của Tổng thống Donald Trump
13:46' - 15/10/2020
Tổng thống Donald Trumpvà ban vận động tái tranh cử đang nỗ lực để duy trì sự ủng hộ của những cử tri đang dao động tại các bang từng giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giới chức Mỹ vẫn bất đồng về gói cứu trợ COVID-19
13:42' - 15/10/2020
Ngày 14/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và các nghị sĩ đảng Dân chủ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ liên quan đến đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ năm 2020: Chạy đua bằng chính sách kinh tế
12:39' - 15/10/2020
Tại Mỹ, cuộc đua giành chiếc ghế ông chủ Nhà Trắng giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã bước vào giai đoạn nước rút với những diễn biến khó lường.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia cảnh báo về mô hình suy thoái xuất hiện trong nền kinh tế Mỹ
05:30' - 15/10/2020
Mặc dù kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn khởi đầu của quá trình phục hồi sau đại dịch, nhưng hiệu ứng phục hồi nhanh chóng đã che đậy một điều đáng lo ngại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này