Hàn Quốc có kế hoạch chi khoảng 15,2 tỷ USD cho "Trường học thông minh xanh"
Hàn Quốc đang lên kế hoạch chi 18.000 tỷ won (khoảng 15,2 tỷ USD) cho dự án "Trường học thông minh xanh" (GSS) tới năm 2025 dành cho việc nâng cấp hơn 2.800 trường học trên quy mô toàn quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tới thăm Trường Trung học nữ Changdeok, được chọn là "Trường học tương lai" số 1 của thủ đô Seoul, nằm trong dự án GSS thuộc Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc (KND).
Trường Trung học nữ Changdeok có tuổi đời 75 năm, hiện đang sử dụng hệ thống năng lượng thân thiện với môi trường như các tấm pin năng lượng mặt trời, đồng thời áp dụng hệ thống giảng dạy (toàn bộ các môn học) dựa trên nền tảng kỹ thuật số, đón đầu thời kỳ "không tiếp xúc".
Tổng thống Moon Jae-in đã tham dự một tiết học được vận hành bằng máy tính bảng, trong đó cài đặt sẵn chương trình học (thay thế sách giáo khoa), một tiết học khoa học vận dụng công nghệ thực tế tăng cường thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone), và một tiết học toán bằng phần mềm "Algeomath" do một doanh nghiệp Hàn Quốc tự phát triển.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục Hàn Quốc (MOE) cho biết sẽ công bố phương án sửa đổi chương trình giáo dục cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo đó, MOE sẽ cho giảng dạy môn "Cơ sở trí tuệ nhân tạo" và môn "Toán trí tuệ nhân tạo".
Hai môn học tự chọn định hướng nghề nghiệp tương lai này hiện mới chỉ được đưa vào chương trình học ở cấp trung học phổ thông. Dự kiến học sinh tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2021 sẽ bắt đầu được học hai môn này.
Theo MOE, các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông tại Hàn Quốc được chia làm 3 loại, gồm môn học chung dành cho các học sinh lớp 10; môn học tự chọn thông thường cho học sinh lớp 11 và 12 (tùy vào sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh) và môn học tự chọn cho nghề nghiệp tương lai có nội dung chuyên sâu.
Các môn học về trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được bổ sung vào nhóm môn học tự chọn cho nghề nghiệp tương lai để giảng dạy cho học sinh lớp 11 và 12. Theo đó, môn "Toán trí tuệ nhân tạo" sẽ tập trung vào nguyên lý toán học liên quan tới trí tuệ nhân tạo.
Còn môn "Cơ sở trí tuệ nhân tạo" chú trọng nguyên lý của trí tuệ nhân tạo. Do là hai môn tự chọn nên không bắt buộc học sinh phải học. Các trường sẽ tiến hành khảo sát lấy ý kiến của học sinh trước khi triển khai thực hiện.
MOE cho biết sẽ thu thập ý kiến về vấn đề trên đến ngày 31/8 tới. Sau đó, từ tháng 9 các nhà xuất bản sẽ bắt đầu soạn và thẩm định sách giáo khoa. Toàn bộ quá trình này dự kiến sẽ mất khoảng một năm nên nhiều khả năng hai môn học này sẽ bắt đầu được áp dụng từ học kỳ II của năm học 2021 tới./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ đề xuất dành hơn 100 tỷ USD cho giáo dục trong gói cứu trợ sắp tới
07:58' - 22/07/2020
Ngày 21/7, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết một đề xuất cứu trợ nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 sắp tới của đảng Cộng hòa sẽ bao gồm hơn 100 tỷ USD cho các trường học.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghệ 4.0 mở ra tiềm năng phát triển mới cho ngành chế biến nông sản
17:19' - 26/09/2019
Chiều 26/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
-
Bất động sản
Vật xây dựng đón cơ hội trong cách mạng công nghệ 4.0
15:24' - 20/09/2019
Ngày 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo ngành vật liệu xây dựng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI riêng biệt
13:40'
OpenAI đã công bố sáng kiến OpenAI for Countries (tạm dịch OpenAI cho các quốc gia) nhằm hỗ trợ các nước xây dựng hạ tầng AI riêng biệt.
-
Công nghệ
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ số
07:30'
Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, được coi là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số.
-
Công nghệ
Bắc Giang đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ chuyển đổi số quốc gia
14:00' - 07/05/2025
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu thập được 2.057.356 dữ liệu công dân, các nội dung công tác làm sạch như thu thập, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu dân cư được thực hiện hàng ngày.
-
Công nghệ
Instacart trình làng ứng dụng hướng đến người dùng Gen Z
07:30' - 07/05/2025
Ứng dụng mới Fizz cho phép nhiều người dùng tham gia vào một đơn hàng, tự trả tiền cho các mặt hàng của họ và giao chúng cùng nhau với mức phí cố định là 5 USD.
-
Công nghệ
Trung Quốc công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp đột phá ScienceOne
14:47' - 06/05/2025
Ngày 6/5, CAS đã công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp AI mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ An Giang xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”
14:00' - 06/05/2025
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” tại An Giang được triển khai rộng khắp, thu hút hơn 140 đội hình thanh niên tình nguyện với gần 1.300 thành viên.
-
Công nghệ
Tiếp sức mùa thi 2025: Hỗ trợ sĩ tử toàn diện với nền tảng số thông minh
07:30' - 06/05/2025
Tâm điểm của chương trình năm nay là nền tảng trực tuyến toàn diện với website tiepsucmuathi.vn.
-
Công nghệ
Kiên Giang đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch
14:30' - 05/05/2025
Theo Sở Du lịch Kiên Giang, du khách đến địa phương tham quan, du lịch dịp lễ 30/5-1/5 (từ ngày 30/4 đến ngày 4/5) khoảng 323.754 lượt (tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước).
-
Công nghệ
Đầu tư của Netflix vào Ấn Độ: Đắt xắt ra miếng
07:30' - 05/05/2025
Netflix đã củng cố vị thế như một dịch vụ cao cấp trên thị trường truyền thông và giải trí trị giá 28 tỷ USD của Ấn Độ.