Hàn Quốc: Cổ phiếu penny tăng giá - Dấu hiệu của bong bóng?
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc (The Korea Times), dựa trên thanh khoản dồi dào trên thị trường toàn cầu, một số cổ phiếu penny - cổ phiếu được giao dịch với giá rất thấp - đã cho thấy mức tăng trưởng hai con số hoặc ba con số trong vài tháng hoặc vài tuần qua.
Xu hướng này cũng đã thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Trong bối cảnh chỉ số KOSPI dao động quanh mức 3.000-3.200 điểm trong vài tuần qua, những nhà đầu tư cá nhân với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn đã chuyển hướng đầu tư mạnh vào các cổ phiếu penny.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn số liệu của Sở giao dịch Hàn Quốc (KRX) tổng hợp công bố gần đây cho thấy, 4 trong số 20 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong tháng 1/2021 vừa qua ở Hàn Quốc là cổ phiếu penny.
Tuy nhiên, bước sang tháng Hai, trong số 20 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất thì có tới 10 cổ phiếu là cổ phiếu penny với quy mô vốn hóa thị trường thấp, bao gồm các cổ phiếu của E Investment & Development (EID), Seoul Food Industrial Co. và Q Capital Partners.
Đặc biệt, cổ phiếu của Seoul Food Industrial đang tiếp tục đà tăng giá sau khi thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ của các mặt hàng thực phẩm (như bánh sừng bò đông lạnh) thông qua “nhà khổng lồ” thương mại điện tử Coupang.
Được kích hoạt bởi đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sắp tới của Coupang trên sàn NYSE (Mỹ), giá cổ phiếu của Seoul Food Industrial đã tăng hơn 110% trong ba tuần, đạt mức cao kỷ lục là 415 won vào thời điểm 15 giờ ngày 22/2, từ mức 196 won (0,18 USD) của ngày đầu tiên giao dịch trong tháng 2/2021. Đến phiên 26/2, giá cổ phiếu này đóng cửa ở mức 372 won.
Sự thay đổi của các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất của các nhà đầu tư bán lẻ là rõ ràng do họ tập trung mua các cổ phiếu chất lượng cao blue chip có giá trị vốn hóa lớn như Samsung Electronics và Hyundai Motor trong các phiên giao dịch cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021.
Trong khi một số nhà theo dõi thị trường gọi đây là "cuộc biểu tình tuần hoàn" (nghĩa là một khi đà tăng của các cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường lớn dịu đi, sự chú ý sẽ tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ), thì những phát ngôn thể hiện nỗi lo ngại về sự tách biệt ngày càng tăng giữa các tập đoàn, các nguyên tắc cơ bản và giá cổ phiếu cũng đã bắt đầu được chú ý.
Nhà phân tích Choi Yu-june tại Shinhan Financial Investment, cho biết: "Do sự biến động về lãi suất và định hướng chính sách trong tương lai ngày càng gia tăng, người ta cần đánh giá kỹ lưỡng một công ty trước khi đưa ra quyết định đầu tư". Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng hiện tượng tăng giá hiện nay đối với các cổ phiếu penny nên được coi là "thị trường quá nóng" chứ không phải là "bong bóng".
Đồng quan điểm này, nhà phân tích Lee Hyo-seok tại SK Securities nói: "Tôi nghĩ rằng sự tăng giá của cổ phiếu penny có thể được mô tả là thị trường quá nóng hơn là bong bóng, bởi đây là hệ quả tự nhiên của các định hướng chính sách tài khóa và tiền tệ hiện tại trên thị trường toàn cầu.
Nhiều người cảnh báo về tình hình thị trường hiện tại rằng nó rõ ràng đang tiến đến thời kỳ bong bóng. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng các cơ quan quản lý luôn nhận thức rõ về tình hình. Do đã nắm bắt rõ về thị trường quá nóng này nên họ vẫn đang duy trì các chính sách mở rộng tiền tệ của mình để duy trì một mức độ hợp lý".
Ông cũng giải thích thêm rằng mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận thức được rằng thanh khoản quá cao trên thị trường tạo ra tình trạng quá nóng khi giá các cổ phiếu penny tăng vọt có thể được coi là có tính đầu cơ cao, song họ đã quyết định tiếp tục hỗ trợ chính sách mở rộng tiền tệ trước nguy cơ xảy ra bong bóng.
Đó là bởi họ coi việc củng cố thị trường việc làm lành mạnh giữ vai trò quan trọng cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, mặc dù điều này vẫn còn rất xa vời./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chiều 26/2, thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt đi xuống
16:57' - 26/02/2021
Chiều 26/2, thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, giữa những lo ngại ngày càng tăng về đà phục hồi kinh tế toàn cầu, qua đó thúc đẩy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
-
Chứng khoán
Giải mã sự thăng hoa bất thường của thị trường chứng khoán Nhật Bản
10:04' - 19/02/2021
Sau hơn 30 năm đầy thăng trầm, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) đã lần đầu tiên đóng cửa trên ngưỡng 30.000 điểm vào ngày 15/2.
-
Chứng khoán
Số lượng IPO tại Hàn Quốc tăng mạnh
05:30' - 19/02/2021
FSS cho biết năm 2020, giá trị các đợt IPO tại “xứ kim chi” đạt 4.500 tỷ won (4,1 tỷ USD), tăng 40,6%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng thảo luận về việc hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine
22:12' - 28/05/2022
Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ: "Nga sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm các phương án để hoạt động xuất khẩu ngũ cốc không bị cản trở, bao gồm cả việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen".
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch AfDB thúc giục sử dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
21:31' - 28/05/2022
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina kêu gọi cộng đồng toàn cầu sử dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" để giải quyết vấn đề tài chính chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bước khởi đầu cho khuôn khổ mới giúp kết nối kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
20:00' - 28/05/2022
Các nguyên thủ và lãnh đạo của 13 nền kinh tế đã nhất trí khởi động các cuộc thảo luận để thiết lập Khuôn khổ kết nối Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục hạ xếp hạng nợ công của Ukraine
12:05' - 28/05/2022
Ngày 27/5, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng nợ công của Ukraine dựa trên đánh giá tác động của cuộc xung đột ở nước này và dự báo xung đột sẽ không sớm chấm dứt.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dự tính thu thêm hơn 14 tỷ USD từ dầu mỏ và khí đốt
11:22' - 28/05/2022
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
G7 kêu gọi OPEC hành động có trách nhiệm với thị trường
07:49' - 28/05/2022
Các bộ trưởng Nhóm các nước công nhiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hành động có trách nhiệm nhằm xoa dịu “cơn khát” năng lượng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18' - 27/05/2022
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Điều kiện thương mại của Hàn Quốc rơi xuống mức tồi tệ nhất
16:30' - 27/05/2022
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), các điều kiện thương mại của Hàn Quốc trong tháng 4/2022 ở mức tồi tệ nhất từ trước đến nay do giá nhập khẩu dầu mỏ và nguyên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
G7 đạt thỏa thuận từng bước từ bỏ nhiệt điện than
16:29' - 27/05/2022
Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã đạt các thỏa thuận cụ thể về việc từng bước từ bỏ sử dụng than để sản xuất điện và phát triển sản xuất năng lượng tái tạo.