Hàn Quốc đi tìm mô hình kinh tế mới sau khủng hoảng chính trị (Phần 1)
“Choigate”, vụ bê bối chính trị liên quan đến bà Park Geun Hye và người bạn thâm niên Choi Soon Sil, đã đánh trúng vào những gì đã làm nên phép màu kinh tế Hàn Quốc. Dưới đây là phân tích của chuyên gia về tình hình bán đảo Triều Tiên, bà Juliette Morillot.
Tăng trưởng tại nền kinh tế thứ tư châu Á đang khựng lại. Mô hình phát triển dựa trên sự cấu kết giữa Nhà nước và các đại tập đoàn (chaebol) bị khủng hoảng.
Bên cạnh đó, tiêu thụ nội địa tê liệt, xuất khẩu bị hàng Nhật Bản và Trung Quốc cạnh tranh. Hiệp định tự do mậu dịch song phương với Mỹ có nguy cơ bị xét lại. Đó là những thách thức lớn chờ đợi chính quyền sắp tới ở Seoul.
Vụ tai tiếng “Choigate”, không chỉ dẫn đến hậu quả là bà Park Geun Hye mất chiếc ghế tổng thống mà còn kéo theo nhiều tập đoàn tên tuổi của Hàn Quốc, những cột trụ của kinh tế nước này - từ Samsung đến Hyundai, từ LG đến Lotte hay công ty vận tải đường biển Hanjin - vào một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu.
Tai tiếng chính trị, liên hệ mật thiết giữa Tổng thống họ Park với người bạn thâm niên là bà pháp sư Choi Soon Sil đã nổ ra vào tháng 10/2016, đúng thời điểm Seoul liên tục giảm dự báo tăng trưởng.
Ngay cả những dự báo lạc quan nhất cũng chỉ hy vọng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc năm nay tăng từ 2,4-2,6% thay vì 3% như đã loan báo trước đây.
Kinh tế Hàn Quốc bị đình trệ, tiêu thụ nội địa chững lại vì nợ nần chồng chất của các hộ gia đình, một trong những hậu quả trực tiếp của hiện tượng dân số bị lão hóa. Trong khi trao đổi mậu dịch chiếm 85% GDP toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 giảm 13,5% so với hồi 2014.
Hiện nay Seoul đã ký gần 20 hiệp định tự do mậu dịch thương mại song phương với các đối tác, trong đó quan trọng nhất là với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và cả Trung Quốc.
Ba thị trường này, theo thứ tự mua vào 20%, 14% và 9% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc - căn cứ vào thống kê của Phòng Thương mại quốc gia trong năm 2016.
Từ năm 2004 đến 2016, Trung Quốc và Hong Kong liên tục là hai thị trường quan trọng bậc nhất của hàng xuất khẩu Hàn Quốc.
Nhưng Trung Quốc đang trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các tập đoàn xứ Hàn, kể cả về các sản phẩm cao cấp. Thặng dư thương mại của Seoul với Bắc Kinh đang từ 60 tỷ USD năm 2014 đã giảm xuống chỉ còn 40 tỷ USD trong tài khóa 2016.
Với Mỹ, Seoul thở phào nhẹ nhõm khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh khai tử Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng không có gì bảo đảm là chủ nhân Nhà Trắng để yên cho hiệp định thương mại song phương Mỹ-Hàn hiện hành từ năm 2007. Hiện tại, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Seoul.
Bên cạnh những khó khăn chồng chất vừa nêu, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài trong nhiều tháng tại Seoul và tai tiếng về mối liên hệ giữa Tổng thống Park Geun Hye với bà bạn Choi Soon Sil đã làm lộ rõ một xã hội Hàn Quốc đang ruỗng nát vì tăng trưởng kinh tế thần kỳ, vì những đại gia đình được coi là cột trụ của mạng lưới công nghiệp Hàn Quốc, vì mối liên hệ nguy hiểm giữa các đại công ty và chính quyền.
Cách đây đúng 10 năm, Chủ tịch Tập đoàn xe hơi Hyundai Chung Mong Koo từng bị tuyên án ba năm tù vì tội tham nhũng và gian lận thuế để rồi được chính Tổng thống Lee Myung Bak ân xá.
Trước khi công luận Hàn Quốc rúng động vì hình ảnh ông chủ tương lai của Samsung, Lee Jae Yong bị còng tay và hộ tống vào nhà giam, thân phụ của Jae Yong là Lee Kun Hee mùa Hè năm 2008 từng lãnh án ba năm tù vì tội trốn thuế để rồi ngót một năm sau đó con trai của sáng lập viên Tập đoàn Samsung được Tổng thống Hàn Quốc “tha tội”.
Xem tiếp: Hàn Quốc đi tìm mô hình kinh tế mới sau khủng hoảng chính trị (Phần 2)
Xem thêm:
>> Tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc cao nhất trong bảy năm
>> Bê bối chính trị tại Hàn Quốc: Triệu tập Tổng thống bị phế truất để thẩm vấn
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc rút giấy phép của 2 quỹ liên quan đến vụ bê bối tham nhũng
17:18' - 20/03/2017
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã rút giấy phép của 2 quỹ mang tên Mir và K-Sports được cho là do bà Choi Soon-sil, người bạn thân của cựu Tổng thống Park Geun-hye điều hành.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối chính trị tại Hàn Quốc: Thêm lãnh đạo doanh nghiệp bị thẩm vấn
16:20' - 19/03/2017
Ngày 19/3, cơ quan công tố đã thẩm vấn ông Jang Sun-wook, Tổng Giám đốc công ty Hotel Lotte DFS Co. vì liên quan tới những cáo buộc tham nhũng.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc cao nhất trong bảy năm
06:41' - 16/03/2017
Số lao động thất nghiệp của Hàn Quốc trong tháng 2/2017 ở mức cao nhất trong bất kỳ tháng Hai nào kể từ năm 1999 với 1,35 triệu người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.