Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên tránh làm leo thang căng thẳng
Ngày 17/6, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã bày tỏ "rất tiếc" về kế hoạch của Triều Tiên triển khai quân đội đến các khu vực liên Triều gần biên giới đã được giải giáp theo các thỏa thuận liên Triều trước đây, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tránh làm leo thang căng thẳng.
Phát biểu họp báo, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Suh Ho tuyên bố: "Chúng tôi bày tỏ rất tiếc về thông báo của người phát ngôn Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Triều Tiên về việc biến khu du lịch Núi Kumgang và Khu công nghiệp chung Kaesong thành các khu quân sự".
Ông Suh Ho cho rằng "thông báo của Triều Tiên là hành động quay ngược trở lại thời điểm trước Tuyên bố chung ngày 15/6/2000 và thể hiện sự vi phạm rõ ràng quyền sở hữu tài sản của người Hàn Quốc". Ông kêu gọi Bình Nhưỡng không làm tình hình xấu đi.
Trước đó cùng ngày, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Triều Tiên đã công bố các kế hoạch hành động quân sự chi tiết đã được Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên phê chuẩn, theo đó, các đơn vị quân đội sẽ được triển khai đến khu du lịch Núi Kumgang và Khu công nghiệp Kaesong - hai biểu tượng quan trọng nhất của hợp tác liên Triều đã phải dừng hoạt động trong bối cảnh quan hệ hai miền gia tăng căng thẳng.
Cũng trong khuôn khổ các kế hoạch này, Triều Tiên sẽ khôi phục các trạm gác tại vùng phi quân sự vốn đã được hủy bỏ theo thỏa thuận giảm căng thẳng liên Triều ký năm 2018, đồng thời nối lại tất cả các hoạt động diễn tập quân sự thường kỳ tại các khu vực gần biên giới liên Triều.
Động thái trên được đưa ra sau khi quan hệ giữa hai miền căng thẳng trong những tuần gần đây, khi Bình Nhưỡng nhiều lần chỉ trích Seoul về hành động thả truyền đơn chống Triều Tiên từ phía Hàn Quốc.
Ngày 13/6, bà Kim Yo-jong, thành viên cấp cao của Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên và là em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Kim Châng Un) cảnh báo phía Triều Tiên sẽ hành động đáp trả hoạt động thả truyền đơn từ phía Hàn Quốc.
Ngày 16/6, văn phòng liên lạc chung liên Triều, đặt tại thị trấn biên giới Kaesong của Triều Tiên, đã bị phá hủy trong một vụ nổ. Các nguồn tin quân sự Hàn Quốc ngày 17/6 nhận định Triều Tiên dường như đã bắt đầu chuyển bị việc đặt chất nổ phá hủy văn phòng này ngay sau khi bà Kim Yo-jong đưa ra cảnh báo.
Nga và Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế, nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, trong khi Mỹ kêu gọi Triều Tiên "kiềm chế các hành động khiêu khích"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên từ chối đề nghị cử đặc phái viên của Hàn Quốc
07:41' - 17/06/2020
KCNA cho biết bà Kim Yo-jong , em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, “đã thẳng thửng từ chối đề nghị” của Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ Triều Tiên
17:55' - 16/06/2020
Ngày 16/6, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố nước này sẽ "đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào mà phía Triều Tiên có thể tiến hành".
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên đã cảnh báo trước về hành động phá hủy văn phòng liên lạc
16:15' - 16/06/2020
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chul ngày 16/6 cho biết việc Triều Tiên cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều ở thành phố biên giới Kaesong đã được Bình Nhưỡng thông báo trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55' - 26/06/2022
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31' - 26/06/2022
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41' - 26/06/2022
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14' - 26/06/2022
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08' - 26/06/2022
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45' - 26/06/2022
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45' - 26/06/2022
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.