Hàn Quốc muốn dẫn đầu thị trường toàn cầu về trang thiết bị chống bệnh truyền nhiễm
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hong Nam-ki ngày 14/5 đã chủ trì phiên họp của Ủy ban đối sách khẩn cấp quốc gia, trong đó quyết định sẽ triển khai sản xuất trong nước các trang thiết bị, máy móc chính trong phòng dịch bệnh truyền nhiễm, mở rộng phạm vi đối tượng được hưởng hỗ trợ chi phí để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đồng thời xem xét bỏ và sửa các quy định liên quan không cần thiết.
Phó Thủ tướng Hong Nam-ki cho biết Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định hỗ trợ 3 lĩnh vực (gồm phòng chống, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị), đồng thời cho phép ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn vào công tác chẩn đoán bệnh và hỗ trợ tài chính để sản xuất máy móc, thiết bị trong nước, góp phần nâng cao hiệu quả phòng dịch.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ chi 1.200 tỷ won (khoảng 977,1 triệu USD) đến năm 2025 cho công tác nghiên cứu phát triển các loại máy móc như: máy chụp cắt lớp di động, máy chẩn đoán phân tử..., cũng như nới lỏng các quy định giới hạn thu thập, sử dụng dữ liệu và thông tin liên quan đến các bệnh truyền nhiễm chủng mới.
Những thông tin về điều trị lâm sàng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lưu trữ tại các cơ quan nhà nước như Cơ quan giám định bảo hiểm y tế (HIRA) và Cơ quan quản lý dịch bệnh (CDC) sẽ được công khai cho các nhà nghiên cứu.
Đối với công tác chẩn đoán và xét nghiệm, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ cả về nhân lực và trang thiết bị, các mẫu tế bào hoặc mô cơ thể cần cho nghiên cứu phát triển máy móc. Riêng công tác nghiên cứu phát triển vaccine và thuốc điều trị, sẽ được hỗ trợ toàn bộ.
Hàn Quốc cũng đang tính đến kế hoạch xây dựng một quỹ riêng dành cho nghiên cứu, phát triển vaccine phục vụ người dân, hỗ trợ các doanh nghiệp về ủy thác sản xuất mẫu thử nghiệm lâm sàng và cung cấp dịch vụ phát triển quy trình.
Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc đang cân nhắc thành lập Trung tâm hỗ trợ vaccine, một bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm và một phòng nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và virus cấp quốc gia.
Theo Phó Thủ tướng Hong Nam-ki, Hàn Quốc đã đề xuất lên Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) để quốc tế hóa tiêu chuẩn "mô hình phòng dịch kiểu Hàn Quốc" với tất cả các khâu, từ xét nghiệm, xác nhận kết quả, điều tra và truy vấn dịch tễ, đến cách ly và điều trị./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy các công ty khởi nghiệp thời hậu COVID-19
18:52' - 14/05/2020
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố kế hoạch thúc đẩy quỹ hỗ trợ phối hợp nhà nước và tư nhân, giúp các công ty khởi nghiệp tại quốc gia này.
-
Tài chính
Hàn Quốc cấp thêm khoản vay đặc biệt cho các doanh nghiệp khó khăn
13:25' - 13/05/2020
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) có kế hoạch cung cấp thêm 5.000 tỷ won (4,08 tỷ USD) các khoản vay đặc biệt với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19.
-
Đời sống
Hàn Quốc bổ sung loạt triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2
18:03' - 12/05/2020
Ngoài những triệu chứng nhiễm virus chính như: sốt và dấu hiệu về hô hấp, các triệu chứng mới được bổ sung gồm: cảm giác ớn lạnh, đau cơ bắp, nhức đầu, đau họng, mất khứu giác hoặc vị giác.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệu quả sau 4 tháng áp dụng quản lý bụi mịn theo mùa của Hàn Quốc
17:45' - 12/05/2020
Số liệu thống kê của Bộ Môi trường Hàn Quốc cho thấy nồng độ bụi siêu nhỏ bình quân tại Hàn Quốc từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020 đã giảm khoảng 27% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc và 6 nước họp trực tuyến bàn về hợp tác đối phó dịch COVID-19
17:13' - 12/05/2020
Ngoại trưởng 7 nước ngày 11/5 đã tham gia cuộc họp trực tuyến bàn về hợp tác đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo yêu cầu của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Xe & Công nghệ
Nhu cầu xe điện cũ tăng mạnh tại Hàn Quốc
11:23' - 18/11/2024
Trong khi nhu cầu về xe điện đang giảm trên thị trường ô tô mới, doanh số bán ô tô điện đã qua sử dụng lại ngày càng tăng.