Hàn Quốc tránh nêu vấn đề mở cửa thị trường gạo, thịt bò trong đàm phán thương mại với Mỹ
Tại cuộc họp bộ trưởng kinh tế đối ngoại ngày 22/7, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định không đưa vấn đề mở cửa thị trường gạo và thịt bò làm "quân bài đàm phán" trong vòng tham vấn thương mại với Mỹ vào ngày 25/7 tới.
Trong suốt quá trình đàm phán vừa qua, việc mở rộng nhập khẩu gạo và cho phép nhập khẩu thịt bò trên 30 tháng tuổi từ Mỹ được nhắc đến như một phương án đàm phán chính ở lĩnh vực nông sản. Tuy nhiên, sau khi xem xét tới tác động về mặt kinh tế đến các hộ nông dân, chăn nuôi và mức độ nhạy cảm của vấn đề này, Chính phủ đã xác lập "lằn ranh đỏ" với hai mặt hàng trên. Việc mở rộng nhập khẩu gạo và thịt bò từ Mỹ cũng là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quốc gia khác. Đối với mặt hàng gạo, Hàn Quốc đang áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) với mức thuế thấp đối với 5 quốc gia gồm Mỹ, Trung Quốc, Australia, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, lượng gạo phân bổ hạn ngạch cho Mỹ đạt 132.304 tấn, tương đương 32%. Để tăng lượng nhập khẩu từ Mỹ và giảm lượng nhập khẩu từ các quốc gia khác, Hàn Quốc phải được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chấp thuận. Trong trường hợp chỉ tăng riêng cho Mỹ, cần có sự phê chuẩn của Quốc hội theo Luật thủ tục thương mại.Đối với mặt hàng thịt bò, Luật phòng chống dịch bệnh gia súc quy định cấm nhập khẩu thịt bò trên 30 tháng tuổi từ các quốc gia từng bùng phát bệnh bò điên trong vòng 5 năm gần nhất. Nếu Hàn Quốc cho phép nhập khẩu loại thịt bò này trong quá trình đàm phán với Mỹ sẽ có thể gây ra khó khăn trong các cuộc đàm phán thương mại với các nước khác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU).
Thay vào đó, nếu buộc phải sử dụng mở cửa thị trường nông sản làm "quân bài đàm phán", Chính phủ Hàn Quốc được cho là đang xem xét mở rộng nhập khẩu các loại nông sản dùng làm nhiên liệu, như ngô dùng để sản xuất ethanol sinh học, không tác động lớn tới an ninh lương thực. Về việc Mỹ yêu cầu cho phép nhập khẩu táo và khoai tây biến đổi gen, Hàn Quốc hiện đang mở cửa thị trường này, nên có thể nhập khẩu sau khi trải qua quá trình đánh giá khoa học và các thủ tục liên quan. Đối với đàm phán về kiểm dịch nông sản, chỉ cần tiến hành đánh giá nguy cơ lây lan sâu bệnh và xây dựng các biện pháp quản lý tương ứng.
Hàn Quốc hiện chủ yếu nhập khẩu ngô và đậu tương biến đổi gen dùng làm thức ăn chăn nuôi. Loại khoai tây biến đổi gen dùng làm thực phẩm của công ty Simplot (Mỹ) đã được Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) đánh giá là “phù hợp” vào tháng Ba vừa qua, hiện chỉ còn chờ quy trình kiểm tra an toàn của Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm (MFDS). Theo các cơ quan thương mại và truyền thông quốc tế, Indonesia và Nhật Bản đã đưa vấn đề mở rộng thị trường nông sản làm "quân bài đàm phán" thuế quan với Mỹ. Indonesia đã đồng ý miễn thuế đối với ô tô, nông sản và dược phẩm nhập khẩu từ Mỹ, đổi lại được Mỹ hạ thuế đối ứng từ 32% xuống 19%. Tokyo cũng quyết định mở cửa thị trường gạo và một số nông sản để được Washington hạ thuế đối ứng từ 25% xuống 15%.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu thời gian đàm phán với Trung Quốc
08:24'
Bộ trưởng Scott Bessent sẽ trao đổi với các quan chức Trung Quốc vào ngày 28 - 29/7 trong vòng đàm phán cấp cao thứ 3 để thảo luận về việc có nên gia hạn hoãn áp thuế như hiện nay hay không.
-
Phân tích - Dự báo
Những thông điệp đằng sau khoản phí thị thực mới của Mỹ
05:30'
Tổng thống Trump vừa ký ban hành quy định mới về “phí đảm bảo thị thực” 250USD, áp dụng với mọi công dân nước ngoài xin thị thực không định cư vào Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ khi thỏa thuận Mỹ-Nhật làm dịu những lo ngại thương mại
16:10'
Giá dầu hạ nhẹ trong phiên chiều 23/7, trong bối cảnh thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật đã giúp cải thiện tâm lý thị trường toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu suy yếu, thị trường nguyên liệu trong xu thế giằng co
09:47'
Thị trường dầu mỏ toàn cầu tiếp tục đối mặt với làn sóng lo ngại mới về triển vọng tăng trưởng kinh tế, đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng tiếp tục suy yếu trong bối cảnh thuế đối ứng của Mỹ sắp tới gần.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng trong kỳ điều hành 24/7
09:10'
Tại kỳ điều hành ngày 24/7, giá xăng bán lẻ được dự báo giảm nhẹ 0,8%, còn giá dầu có thể tăng 0,8-2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm ba phiên liên tiếp
08:23'
Giá dầu thế giới giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày 22/7 khi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và châu Âu mờ nhạt dần.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước những lo ngại về căng thẳng thương mại
15:44' - 22/07/2025
Giá dầu đã giảm trong phiên chiều 22/7 tại châu Á, trước những lo ngại về cuộc chiến thương mại đang manh nha giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu thô lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
-
Hàng hoá
Brazil chuyển hướng xuất khẩu thịt bò sang thị trường châu Á
15:40' - 22/07/2025
Brazil đang xoay hướng sang Trung Quốc và các thị trường châu Á khác khi tìm cách bảo vệ ngành xuất khẩu thịt bò của mình khỏi tác động của mức thuế quan cao hơn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào 1/8.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý
10:48' - 22/07/2025
Lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,3% về mức 2.240 điểm. Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm với nhiều diễn biến đáng chú ý.
-
Hàng hoá
Sau trứng, giá thịt bò Mỹ tăng phi mã
10:12' - 22/07/2025
Sau cơn sốt giá trứng gây chấn động hồi đầu năm nay, người tiêu dùng Mỹ giờ đây lại phải đối mặt với một mặt hàng khác đang tăng giá phi mã - thịt bò.
-
Hàng hoá
Chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu
10:03' - 22/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản khẩn số 1819/TTTN-VP ngày 21/7/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (WIPHA).