Hàng không Nhật Bản vẫn duy trì các chuyến bay nội địa dù nhu cầu giảm mạnh
Trong khi đó Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa đưa ra những chỉ thị rõ ràng về hoạt động của hạ tầng giao thông trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh đang diễn ra.
ANA Holdings Inc và Japan Airlines Co Ltd (JAL), hai hãng hàng không lớn nhất của Nhật Bản, đã cắt giảm khoảng 90% số chuyến bay quốc tế, nhưng vẫn giữ mạng lưới bay nội địa của họ, với việc thực hiện khoảng 800 chuyến bay nội địa mỗi ngày.
Các hãng hàng không này đang hoạt động với khoảng 2/3 công suất, nhưng chỉ với 10% nhu cầu bình thường, bất chấp việc Chính phủ Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một tháng tại các thành phố lớn vào ngày 7/4 đã được mở rộng tới quy mô toàn quốc vào ngày 16/4 vừa qua.
Động thái này càng khiến tình hình tài chính của các hãng hàng không tại “xứ sở hoa anh đào” trở nên căng thẳng hơn.
Trong khi đó, các hãng hàng không tại Ấn Độ, Thái Lan và Philippines đã tạm ngừng tất cả các chuyến bay nội địa theo lệnh của chính phủ.
Các hãng hãng hàng không của Australia và New Zealand đang hoạt động dưới 5% công suất bình thường do các quy định hạn chế đi lại và nhu cầu giảm.
Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản không hạn chế hoạt động du lịch nội địa. Chính quyền Tokyo và các thành phố lớn khác chỉ khuyến cáo mọi người không ra khỏi nơi sinh sống và yêu cầu các quán bar, nhà hàng tạm thời đóng cửa mà không đưa ra các quy định phạt.
Chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, nhưng không yêu cầu các hãng hàng không cắt giảm các chuyến bay mà lại muốn duy trì cơ sở hạ tầng giao thông.
Một quan chức tại Cục Hàng không Dân dụng Nhật Bản, chuyên giám sát các hãng hàng không, cho biết hoạt động vận tải hàng không tại nước này vẫn diễn ra bình thường, khi các hãng hàng không vẫn lên lịch trình bay dựa trên điều kiện kinh doanh.
Chính phủ chỉ yêu cầu họ hoàn tiền hoặc đặt chỗ mới cho những hành khách bị ảnh hưởng bởi việc hủy chuyến.
Cả ANA Holdings Inc và Japan Airlines Co Ltd (JAL) đều không thuộc sở hữu của Chính phủ Nhật Bản, song lại có mối quan hệ mật thiết với Chính phủ.
Bởi vậy, các cơ quan chức trách và các chính trị gia sẵn sàng mở rộng sự hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không này trong thời điểm khó khăn để duy trì mạng lưới hàng không nội địa.
Trong gói kích thích kinh tế tương đương 1/5 GDP của Nhật Bản vừa được công bố, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã cam kết hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không này, mặc dù vẫn chưa đưa ra con số cụ thể.
Hiệp hội Hàng không Nhật Bản, đại diện cho ANA, JAL và 17 hãng hàng không khác, ước tính rằng dịch COVID-19 sẽ khiến doanh thu của các hãng hàng không mất khoảng 500 tỷ yen (4,64 tỷ USD) vào cuối tháng 5/2020. Trong hơn một năm, con số này có thể lên tới 2.000 tỷ yen.
ANA đã yêu cầu các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản hỗ trợ 400 tỷ yen, do cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến hãng này bị hao hụt lượng lớn tiền mặt.
Một phát ngôn viên của ANA cho biết hãng sẽ xem xét cắt giảm thêm các chuyến bay nội địa, nhưng sẽ tiếp tục hợp tác trong việc duy trì các dịch vụ cơ bản./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hỗ trợ gần 1.000 USD cho mỗi người dân
19:09' - 17/04/2020
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người dân - với mức 100.000 yên (khoảng 930 USD) - và kế hoạch này đang được xúc tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Lao động nước ngoài ở Nhật Bản gặp khó vì dịch COVID-19
05:30' - 17/04/2020
Đài truyền hình NHK đã phát một phóng sự về tình cảnh khó khăn của nhiều lao động nước ngoài trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan ở Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Thủ đô Tokyo bổ sung 3,4 tỷ USD phòng chống dịch COVID-19
09:55' - 16/04/2020
Ngày 15/4, thủ đô Tokyo đã công bố khoản ngân sách bổ sung 357,4 tỷ yen (khoảng 3,4 tỷ USD) trong gói chính sách kinh tế nhằm đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang bùng phát hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.