Hành vi nào bị cấm với quản lý vỉa hè, đường đô thị?

14:36' - 02/03/2017
BNEWS Trước việc lắp barie trên hè đường nhằm lấy lại vỉa hè cho người đi bộ tại TP. HCM, nhiều người quan tâm đến thẩm quyền xử lý trật tự đô thị, hành vi cấm với hoạt động xây dựng, quản lý đường đô thị.
"Mê cung" barie vỉa hè biến tấu tại TP.HCM gây khó cho người đi bộ

Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh thí điểm lắp vật cản barie trên một số tuyến đường quận 1 (Pasteur, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...) nhằm hạn chế phương tiện đi trên vỉa hè, giành lại hè đường cho người đi bộ đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Nhiều chủ xe máy vô tư vượt lên vỉa hè vừa lắp các thanh barie tuyến đường Lý Tự Trọng ngày 15/2. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN

Định nghĩa vỉa hè

Thông tư 04/2008/TT-BXD về Hướng dẫn quản lý đường đô thị đã đưa ra định nghĩa hành lang an toàn giao thông và vỉa hè như sau:

“Hành lang an toàn đường đô thị:  là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;”

“Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.”

Hành vi bị nghiêm cấm với vỉa hè, đường đô thị

 Điều 8.2 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó:

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị quy định các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý đường đô thị:

IV. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị.

3. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.

4. Sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.

5. Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.

6. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.

7. Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.

8. Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.

9. Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định.

(Tổng hợp của Công ty Luật TNHH Quốc Tế Châu Á Thái Bình Dương)

>>> Cuộc chiến giành lại vỉa hè: Lắp barie có nên không?

>>> Cuộc chiến giành lại vỉa hè ở quận 1, TP HCM: Giới luật sư nói gì?

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục