Hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế
Trong bài viết đăng trên trang mạng Euractiv.com, chuyên gia chuyên gia García-Herrero nhận định rằng cuộc chiến thương mại có thể làm tan rã hệ thống kinh tế và tài chính thế giới. Sự khác nhau giữa các cuộc chiến tranh thương mại cũ và mới nằm ở mục đích của chúng.
Vào những năm 1980, nước Mỹ đã nhắm vào Nhật Bản để làm giảm thâm hụt cán cân thương mại của mình. Tình trạng vỡ bong bóng xảy ra tại thị trường Nhật Bản đã kéo theo một thập kỷ giảm phát là một hậu quả không mong muốn.
Lần này, bà García-Herrero cho rằng Mỹ sử dụng thuế quan là một công cụ nhanh chóng và không tốn kém để trấn áp Trung Quốc. Bà García-Herrero lưu ý rằng danh sách đầu tiên về hàng hóa Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD bị Mỹ áp thuế có cả các sản phẩm không xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Những rào cản thương mại này chỉ là một phần của cuộc chiến kinh tế rộng lớn hơn. Cuộc chiến này bao gồm cả các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ và "cuộc chiến thuế" với việc cải cách thuế được Tổng thống Donald Trump thông qua, trong đó bao gồm biện pháp giảm thuế cho doanh nghiệp Mỹ đã được Bắc Kinh theo dõi sát sao.Càng nguy hiểm hơn khi hai bên bước vào giai đoạn mới với việc hình thành các biện pháp trừng phạt kinh tế, như trường hợp của tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE. Washington đã sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt đối với ZTE, nhưng Tổng thống Trump cuối cùng đã rút lại quyết định của mình vì Chính phủ Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong đàm phán với Triều Tiên.Chuyên gia García-Herrero nghĩ rằng cả Trung Quốc lẫn Mỹ sẽ không nhượng bộ. Tuy nhiên, những gì tồi tệ nhất có thể xảy ra là sự tan rã của hệ thống kinh tế và tài chính thế giới, như đã xảy ra trong Chiến tranh lạnh với Hội đồng Tương trợ Kinh tế COMECON, tổ chức hợp tác kinh tế được thành lập bởi Liên Xô cũ.Điều đó có thể tạo ra hai vũ trụ song song... và sẽ là tình huống rất nguy hiểm. Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có quyết định chấn động là đưa ra các lệnh trừng phạt không?Theo bà García-Herrero, chủ nghĩa đa phương sẽ là nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung hiện nay. Tuy nhiên, bất chấp mong muốn của Liên minh châu Âu (EU) trong việc trở thành người giám hộ của hệ thống đa phương, EU sẽ không thể đi một mình. Chính quyền Trump công khai tấn công hiện trạng và tầm nhìn của Trung Quốc cũng như châu Âu về đa phương "có ít điểm chung", đặc biệt là đối với khái niệm nền kinh tế thị trường hoặc vấn đề bảo hộ. Bà García-Herrero nhấn mạnh thêm Mỹ không dễ để EU và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về thế giới đa phương mới mà không có Washington khi mà chính họ đã có công lớn tạo ra nó.Nếu EU tiến gần hơn tới Trung Quốc bằng cách tăng cường thỏa thuận đầu tư, Tổng thống Trump sẽ áp đặt mức thuế cao đối với xe ô tô châu Âu. Tuy nhiên, bà García-Herrero cho rằng Trung Quốc có thể tăng cường quan hệ với châu Âu mà không gửi tín hiệu nguy hiểm tới Washington bằng cách mở cửa thị trường cho các công ty châu Âu, như trường hợp gần đây với Mercedes.Bắc Kinh cũng có thể mở cửa theo nhiều cách khác nhau. Trong khi đầu tư nước ngoài vẫn bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, Trung Quốc đã quyết định nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm trong những năm tới. Bắc Kinh thậm chí có thể sẵn sàng chấp nhận cán cân thương mại bị thâm hụt để gửi tín hiệu tới những người ủng hộ chủ nghĩa cô lập Mỹ.Đầu tháng 11, Trung Quốc tổ chức triển lãm đầu tiên về hàng nhập khẩu vào Trung Quốc. Hơn 130 quốc gia và 2.800 công ty, trong đó có 180 doanh nghiệp Mỹ tham gia sự kiện này. Tuy nhiên, Mỹ không cử đại diện chính phủ cấp cao tham dự sự kiện như trường hợp một số nước châu Âu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
MSCI: Nâng tỷ trọng cổ phiếu có thể “hút” hơn 80 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc
21:21' - 06/11/2018
Việc tăng 20% tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc trong chỉ số toàn cầu MSCI vào năm 2019 có thể thu hút hơn 80 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ để giải quyết tranh chấp thương mại
13:04' - 06/11/2018
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cho biết Trung Quốc sẵn sàng đàm phán và phối hợp với Mỹ để giải quyết các tranh chấp thương mại, vì hai nền kinh tế sẽ đều thiệt hại khi đối đầu nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Giá trị nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc sẽ vượt 2.500 tỷ USD
12:30' - 06/11/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc (MoC) nhận định giá trị nhập khẩu dịch vụ lũy tiến của nước này dự kiến vượt 2.500 tỷ USD trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mềm dẻo ứng phó với cuộc chiến thương mại
05:30' - 06/11/2018
Tờ “Đại Công báo” của Hong Kong đăng tải bài viết với nhận định rằng Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) từ lâu luôn đóng vai trò cầu nối giữa Trung Quốc Đại lục với các nước phương Tây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giải mã "cơn sốt" thị thực đặc định tại Nhật Bản
21:15' - 31/01/2025
Không giống như các điều kiện theo chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật, thị thực này cho phép áp dụng các điều kiện làm việc có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bác thông tin BRICS có kế hoạch về đồng tiền riêng
19:37' - 31/01/2025
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nhóm BRICS, mà Nga là một thành viên, không thảo luận về việc thiết lập tiền rệ riêng của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D.Trump dọa áp thuế để ngăn cản BRICS thay thế USD
15:13' - 31/01/2025
Hiện nhóm BRICS chưa có đồng tiền chung nhưng đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận về chủ đề này sau khi Nga bị phương Tây áp đặt trừng phạt liên quan đến xung đột ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump xác nhận kế hoạch áp thuế với Mexico và Canada
13:10' - 31/01/2025
Tổng thống Trump khẳng định vẫn sẽ thực thi theo kế hoạch từ ngày 1/2 nhưng mức thuế có thể sẽ được thay đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ yêu cầu các văn phòng nghị sĩ không sử dụng Deepseek
12:32' - 31/01/2025
Có một số ý kiến cho rằng mô hình AI giá rẻ của Trung Quốc có thể sẽ đe dọa sự thống trị của Mỹ trong ngành này.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ vững bước sau năm 2024
11:11' - 31/01/2025
Tính chung cả năm 2024, GDP của Mỹ tăng 2,8%, thấp hơn một chút so với mức 2,9% của năm trước đó, song vẫn cao hơn nhiều mức 1,8% được xác định là tốc độ tăng trưởng không gây ra lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Va chạm máy bay tại Mỹ: Tổng thống Trump xác nhận không có người sống sót
08:09' - 31/01/2025
Khi vụ tai nạn xảy ra, máy bay CRJ700 Bombardier chở 64 hành khách và phi hành đoàn, trong khi trên trực thăng BlackHawk có 3 quân nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Va chạm máy bay tại Mỹ: Nhiều khả năng không có người nào sống sót
21:00' - 30/01/2025
Phát biểu tại cuộc họp báo ở sân bay quốc gia Reagan, người đứng đầu lực lượng cứu hỏa Washington John Donnelly nêu rõ: “Vào thời điểm này, chúng tôi tin rằng không còn ai sống sót".
-
Kinh tế Thế giới
Va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy một hộp đen của máy bay
18:58' - 30/01/2025
Cơ quan quản lý trượt băng nghệ thuật Mỹ thông báo trong số những hành khách gặp nạn trên máy bay của hãng American Airlines có đoàn vận động viên, huấn luyện viên và người thân.