Hệ quả từ đối lập tư duy
Câu chuyện hỗ trợ tiêu thụ nông sản đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây bởi phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, công nghiệp chế biến nông sản chưa đủ tầm và hệ thống phân phối hàng hóa chưa có sự kết nối chặt chẽ theo chuỗi giá trị hàng hóa.
Thêm vào đó, nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa phải là “cặp đũa có đôi” bởi doanh nghiệp vẫn có “tư duy thương vụ”, trong khi người nông dân có “tư duy mùa vụ” nên thường dẫn tới lệch pha trong chuỗi cung ứng.
Gần đây, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, kéo theo vận chuyển hàng hóa có lúc bị ngừng chệ khiến khâu tiêu thụ bị đứt gẫy tức thì.
Theo chia sẻ của các chuyên gia với phóng viên TTXVN, để hạn chế tối đa thiệt hại cũng như thúc đẩy tiêu thụ nông sản ổn định hơn, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra không còn cách nào khác phải bắt đầu từ tổ chức lại quy mô sản xuất.
Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội: Bài học từ tiêu thụ nông sản ở Hải Dương Sự việc nông sản của nông dân Hải Dương đến thời kỳ thu hoạch nhưng không thể xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước do ảnh hưởng của dịch COVID-19 có rất nhiều nguyên nhân.Nguyên nhân chính phải kể đến đó là: sản xuất hàng hóa nông sản ở Việt Nam hiện nay ngày càng tăng trưởng và khối lượng rất lớn theo từng mùa vụ, trong khi hệ thống phân phối, sự liên kết giữa các vùng miền, hạ tầng vận chuyển, chi phí logistics chưa hoàn thiện hoặc chưa đáp ứng được đã gây thêm những khó khăn cho hàng nông sản Việt.
Một nguyên nhân nữa là chính những người đứng ra giải quyết việc ách tắc hàng hóa nông sản đã chưa coi nông sản là của gia đình mình, nhà mình làm ra mà là của nông dân. Hàng vạn tấn nông sản thực phẩm như cà chua, cà rốt, bắp cải, su hào đã đến mùa thu hoạch để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; trong đó 70% qua cảng Hải Phòng để xuất khẩu đi các nước. Hải Dương phụ thuộc hoàn toàn vào đường vận chuyển ra biển.Trong khi đó, do có dịch nên thành phố Hải Phòng chú trọng chống dịch đã không cho xe vận tải hàng hóa của Hải Dương vào cảng của mình. Lệnh đó chỉ được giải tỏa khi Chính phủ có ý kiến xóa bỏ các trạm kiểm soát trên dọc đường, không “ngăn sống cấm chợ ”.
Từ việc này cho thấy, trước những tình huống khẩn cấp, các bộ, ngành, địa phương phải chủ động hơn trong tiêu thụ hàng hóa cũng như có những kịch bản cụ thể, triển khai khi tức thời đem lại hiệu quả. Rồi đây trong năm 2021 và những năm tiếp theo, không ai khẳng định là không còn thiên tai, dịch bệnh. Chính vì vậy, các bộ ngành, các địa phương cần phải rút ra những bài học cho những chuyện tương tự kế tiếp nếu có.Ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn cấp cao Bộ Công Thương: Thay đổi theo kịp thị trường
Việc sản xuất và tiêu thụ nông sản luôn đối mặt với rủi ro khó lường cả về tự nhiên và xã hội nên đòi hỏi ứng xử kịp thời.
Thời gian qua, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ nông sản gặp khó khăn. Chính vì vậy, không phải chỉ Nhà nước mà kể cả các tổ chức xã hội, tổ chức tự nguyện cũng đã đứng lên hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho vùng dịch. Còn trên phạm vi toàn quốc gia cần phải có phương án cũng như cách thức tổ chức, phân công trách nhiệm và giả định những tình huống xảy ra như thế nào để xử lý cho chủ động. Sau sự việc giãn cách xã hội do dịch COVID-19 vừa qua tại một số tỉnh cần rút ra bài học rằng việc tổ chức sản xuất các mặt hàng nông sản phải có sự chủ động trong liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, trước những diễn biến bất lợi cho thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp cần có những phản ứng nhanh nhẹn, kịp thời cũng như những giải pháp hỗ trợ trước những tình huống cấp bách nảy sinh. Hiện tại, các đơn vị chức năng cũng đã bàn nhiều tới việc tổ chức lại sản xuất chứ chẳng có cơ chế nào có thể đủ linh hoạt, nhanh nhẹn và hiệu quả để ứng phó với những vấn đề bất thường xảy ra. Điều cần thiết nhất ở đây là phải tổ chức sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu trước tình hình mới, thay đổi kịp thời để theo kịp thị trường mới là giải pháp quan trọng và lâu dài. PGS-TS Đinh Trọng Thịnh: Thiếu sự liên kếtQua sự việc hỗ trợ nông sản tại các tỉnh vùng dịch vừa qua cho thấy sự rời rạc trong gắn kết giữa các chủ hộ nông dân, hợp tác xã và giữa người sản xuất với hệ thống phân phối.
Vì thế, có thể khẳng định nông dân vẫn đang sản xuất theo hướng mạnh ai nấy làm, không có kế hoạch cụ thể khiến sản xuất mang tính nhỏ lẻ, mùa vụ và được chăng hay chớ. Trong thực tế, dù nhiều nông dân đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đơn vị nhưng khi giá bên ngoài cao hơn thì tâm lý lại bấp bênh và sẵn sàng phá bỏ giao ước. Chính vì vậy, mặc dù đã hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa được tổ chức sản xuất theo quy mô lớn và luôn ở thế bị động, nhất là khi có những tình huống bất ngờ xảy ra. Điều này thể hiện qua việc hỗ trợ nông sản vùng dịch vừa qua, do thiếu sự phối hợp chặt chẽ dẫn đến ùn ứ hàng hoá, thậm chí sợ lây bệnh qua nông sản nên hàng bị chặn không được lưu thông, gây khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá, thậm chí tạo ra áp lực đối với cuộc sống của người dân địa phương.Vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần rà soát và bổ sung những cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Hơn nữa, thị hiếu tiêu dùng đang có sự thay đổi lớn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường phức tạp hiện nay. Những nông sản an toàn cho sức khỏe sẽ là lựa chọn số 1 của người tiêu dùng./.>>> Tiêu thụ nông sản trong tình huống khẩn cấp - Bài cuối: Điểm tựa cho tiêu thụ nông sản bền vững
>>> Tiêu thụ nông sản trong tình huống khẩn cấp - Bài 1: Kích hoạt cơ chế hỗ trợ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Đa dạng kênh kích cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm địa phương
15:00' - 17/03/2021
Đồng hành cùng các tổ chức, nhà bán lẻ... người tiêu dùng ở Tp. Hồ Chí Minh cũng chủ động tăng cường mua sắm nông sản thực phẩm, những sản phẩm của nhiều địa phương đang cần được tiêu thụ.
-
Doanh nghiệp
Vietrade phối hợp cùng Sendo hỗ trợ tiêu thụ nông sản
15:12' - 10/03/2021
Gian hàng “Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại” nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại cho sản phẩm của Hải Dương và sản phẩm tiềm năng của các tỉnh, thành trên toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải đáp vướng mắc trong tiêu thụ nông sản, minh bạch mua bán nhà ở xã hội
21:13' - 02/03/2021
Nhiều vấn đề liên quan đến nông sản, mua bán nhà ở xã hội đã được các bộ, ngành giải đáp tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 tổ chức chiều ngày 2/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng đưa thương mại Việt Nam - Pakistan phát triển bền vững
17:48' - 11/07/2025
Việt Nam đề nghị Pakistan tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại Pakistan, đồng thời mời Pakistan tham dự các sự kiện lớn tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn gian lận thương mại từ tiêu chí xuất xứ hàng hóa Việt Nam
17:47' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.