Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ xác định đổi mới công nghệ ở Việt Nam tập trung vào học hỏi và bắt kịp trình độ công nghệ của các nước tiên tiến thông qua xây dựng năng lực tiếp thu, làm chủ và cải tiến công nghệ với sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước và sự tham gia chủ động, tích cực của doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường Đại học.
Đây cũng là một trong các khuyến nghị chính của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam trong giai đoạn tới, vì vậy, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nỗ lực xây dựng, trình Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật cũng như các chương trình hành động nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, tăng cường các hoạt động khoa học và công nghệ để tạo nền tảng vững chắc nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Trong thúc đẩy đổi mới công nghệ, Công ty Thaco, VinFast đã thực hiện nhiều dự án chuyển giao công nghệ từ các đối tác lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… các dây chuyền sản xuất và công nghệ tiên tiến đều được đầu tư nhập khẩu từ nước ngoài để bảo đảm tiêu chuẩn toàn cầu.Đại học Quốc gia Singapore (NUS) với Công ty Cổ phần DPN Aerogels (Việt Nam) đã thực hiện chuyển giao công nghệ tái chế rác thải thành vật liệu siêu nhẹ; Công ty AT Pharma Korea đã chuyển giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn AT Pharma Việt Nam công nghệ sản xuất chất điều biến miễn dịch và kháng vi sinh vật...
Các dự án lớn được tiếp nhận chuyển giao công nghệ như: Công trình cầu dây văng Rạch Miễu, hầm Đèo Ngang, hầm Đèo Cả, đèo Cù Mông, Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Lọc dầu Nghi Sơn… góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục tập trung hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển thông qua các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.Trong đó có các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động; thúc đẩy năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao, triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp.
Đồng thời, Bộ cũng khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, giải mã, làm chủ và bản địa hóa công nghệ nhập; liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong đổi mới công nghệ; hoàn thiện các cơ chế ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu nâng cao khả năng hấp thụ, phát triển, đổi mới công nghệ…Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Bộ cũng tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ khoa học và công nghệ, đặc biệt là dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, các dịch vụ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình chợ công nghệ và thiết bị, các sàn giao dịch điện tử, các trung tâm giao dịch công nghệ. Đặc biệt, Bộ chú trọng đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ.Đồng thời, xây dựng và triển khai một số chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, nhất là các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo Quyết định 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp trong nước nhập khẩu và làm chủ công nghệ cao, tiên tiến của thế giới thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, thông qua Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia.
Đẩy mạnh hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, xác định nguồn cung công nghệ nước ngoài và tổ chức kết nối cung - cầu công nghệ cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài, kết nối ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến từ các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Mỹ... vào Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai sẽ tập trung phát triển mảng công nghệ di động
18:04' - 09/02/2020
Hãng sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor ngày 9/2 cho biết Phó Chủ tịch điều hành của tập đoàn này Chung Euisun đã chính thức thúc đẩy các kế hoạch phát triển công nghệ di động trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghệ xi măng mới "Không phát thải - tuần hoàn tự nhiên"
16:58' - 09/02/2020
Vicem cùng Tập đoàn FLSmidth (Đan Mạch) ra tuyên bố chung về phát minh thế hệ công nghệ mới ngành xi măng "Zero emission – natural cycle".
-
Kinh tế Thế giới
Công nghệ đang giúp biến đổi ngành sản xuất thực phẩm như thế nào?
06:36' - 06/02/2020
Theo một báo cáo của tập đoàn ngân hàng ING, công nghệ đang giúp các nhà sản xuất thực phẩm đảm bảo số lượng sản phẩm đủ lớn cho dân số thế giới vẫn đang ngày càng gia tăng.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ phục hồi nhờ cổ phiếu công nghệ
09:30' - 05/02/2020
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 4/2 tăng điểm mạnh, sau khi phục hồi trong phiên trước, nhờ cổ phiếu công nghệ lên giá đáng kể.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.