Hoàn thiện thể chế về phòng vệ thương mại để phù hợp với bối cảnh mới
Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tới đây Cục sẽ xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cũng như tham gia một cách tích cực, trách nhiệm trong cơ chế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Theo ông Chu Thắng Trung, những dấu ấn trong xây dựng, thực thi chính sách về phòng vệ thương mại là bước tiến rất lớn nhưng tới đây đòi hỏi phải xây dựng khung khổ chính sách, pháp luật mới về phòng vệ thương mại. Điều này nhằm phù hợp với các quy định tại các FTA mà Việt Nam đã tham gia, giúp các ngành sản xuất chống chọi tốt hơn trước các diễn biến của thị trường quốc tế. Bởi đây là lĩnh vực phức tạp, thường xuyên xuất hiện những vấn đề mới, đòi hỏi chuyên môn sâu về pháp luật và tài chính, kỹ thuật; một số thị trường gia tăng xu thế bảo hộ và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không phù hợp… Hiện tại, về cơ bản hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại đã được hoàn thiện cùng Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, hàng loạt Đề án, Nghị quyết, Chương trình hành động lớn trong lĩnh vực phòng vệ thương mại gắn với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng đã được Cục chủ trì xây dựng, báo cáo trình cấp có thẩm quyền ban hành và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện. Đáng chú ý, năm 2021, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Đây là bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các cam kết quốc tế; sử dụng hiệu quả các quy định về phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích người tiêu dùng. Đến nay, Việt Nam đã ứng phó tổng cộng là 208 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thế mạnh như thủy sản, sắt thép, dệt may, gỗ. Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương cũng đã điều tra, áp dụng 23 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam với nhiều mặt hàng như sắt thép, đường, sợi, phân bón… Qua đó, đã tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt, giai đoạn 2022-2025, Bộ Công Thương sẽ rà soát tổng thể văn bản pháp luật trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, từ đó đề xuất sửa Luật Quản lý ngoại thương hoặc xây dựng Luật Phòng vệ thương mại. Ngoài ra, để tận dụng hiệu quả các FTA mà Việt Nam tham gia, ngoài Thông tư số 14/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) ban hành năm 2021, hiện Bộ Công Thương đã xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) về phòng vệ thương mại cũng mới ban hành trong tháng 3 này./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp nắm chắc quy định về phòng vệ thương mại trong RCEP
11:27' - 26/03/2022
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT gồm 4 Chương 15 Điều hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11'
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.