Hội chứng “giấc mơ tương lai” trong cơn lốc bitcoin: Bài 1 - Vết xe đổ
Tuy nhiên, việc giá trị đồng tiền ảo này tăng trưởng đến hơn 1.000% trong năm qua để rồi sau đó giảm sâu 50% chỉ trong vài tuần đã cho thấy một sự bấp bênh lớn của một “sòng bạc số”.
Đây là một điều khó giải thích, nhưng nếu nhìn vào quá khứ thì không phải vô cớ mà nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng giá trị bitcoin sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.
Điều này khiến người ta nhớ đến thuật ngữ Déjà vu (hay còn gọi là nhìn thấy giấc mơ tương lai từng xảy ra trong quá khứ), là hiện tượng mô tả cảm giác bạn đã nhìn thấy trước hay đã từng trải qua một điều gì đó trước đây mà bạn biết chắc chắn rằng mình chưa từng trải qua. Hay nói cách khác, đây chính là hiện tượng cảm nhận “lịch sử lặp lại”.Ngược về quá khứ, chắc hẳn những ai yêu thích loài hoa tulip rực rỡ đầy sắc màu sẽ không quên được hội chứng hoa tulip (hay còn gọi là bong bóng hoa tulip) xảy ra tại Hà Lan hồi thế kỷ thứ 17, khi giá trị loài hoa biểu tượng này tăng vọt đến mức bất bình thường để rồi sau đó sụp đổ.Tại châu Âu lúc bấy giờ, hoa tulip tượng trưng cho địa vị và quyền lực, chỉ dành riêng cho giới quý tộc và đó là lý do mà người ta đổ xô đi mua tulip. Khi lượng cầu vượt quá cung, các nhà buôn đã tạo ra một canh bạc, mà tại đó họ trả giá để mua bằng được loài hoa quý hiếm này, với niềm tin rằng nó sẽ tăng giá trong tương lai.Kết quả là vào năm 1637, khi cơn sốt hoa tulip lên tới đỉnh điểm, một số củ tulip thậm chí được bán với giá “trên trời” gấp nhiều lần so với thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề, thì thị trường “hốt bạc” này bỗng nhiên đổ sập xuống do các tay chơi lớn quyết định bán tháo. Giá củ hoa ngay lập tức rơi thẳng đứng chỉ còn 1% giá trị đã khiến các nhà buôn hoảng loạn xả sạch kho dự trữ. Hậu quả, có những nhà buôn giàu có chỉ sau một đêm bị hạ cấp gần như thành kẻ ăn mày còn nhiều người trong hàng ngũ quý tộc chứng kiến cơ đồ của mình bị phá hủy mà không thể cứu vãn. Đây được coi là quả bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử. Tương tự với cuộc khủng hoảng hoa tulip, trong giai đoạn những năm 90, thị trường toàn cầu lại tiếp tục rơi vào cuộc khủng hoảng bong bóng cổ phiếu dot-com (hay còn gọi là bong bóng Y2K). Ngày đó, khái niệm mới lạ về hệ điều hành Window và Internet xuất hiện đã ngay lập tức phát triển như vũ bão và đẩy giá cổ phiếu của các hãng công nghệ nổi tiếng lúc bấy giờ như Netscape lên cao chót vót.Đi cùng với đó là sự sôi sục của chỉ số chứng khoán về công nghệ NASDAQ (Mỹ). Hậu quả là đến năm 2000, do được "bơm phồng" một cách quá đáng bởi các nhà đầu tư và sự kỳ vọng vô lý của thị trường nên “quả bóng” này bắt đầu phát nổ. Đạt đỉnh cao vào đầu năm 2000 với hơn 5.000 điểm nhưng chỉ đến cuối năm đó, chỉ số NASDAQ đã giảm tới 50%.Thậm chí, trong 30 tháng sau đó, chỉ số này đã giảm đến 78% từ mức đỉnh được thiết lập trước đó. Những công ty như Pets.com và Webvan hoàn toàn bị xóa tên khỏi bản đồ doanh nghiệp, trong khi giá cổ phiếu Cisco lao dốc đến 86% và Qualcomm cũng chịu thiệt hại nặng nề. Sự việc này đã khiến thị trường dot-com sụp đổ, cộng thêm một số sự kiện như vụ 11/9, khiến cho nền kinh tế Mỹ tụt dốc nhanh chóng.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ấn Độ ngăn chặn giao dịch tiền ảo bằng mọi cách
07:58' - 02/02/2018
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 1/2, Ấn Độ tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để xóa bỏ việc giao dịch tiền ảo.
-
Chuyển động DN
Facebook nói "Không" với quảng cáo tiền điện tử, kể cả bitcoin
09:26' - 31/01/2018
Facebook đã công bố cấm các quảng cáo liên quan đến các loại tiền điện tử, kể cả đồng Bitcoin, trên trang mạng này.
-
Tài chính
Những đối thủ “đáng gờm” của bitcoin
14:25' - 14/01/2018
Trên bầu trời thương mại điện tử hiện nay, có đến hàng ngàn ngôi sao khác đã và đang chờ được “tỏa sáng”.
-
Kinh tế Thế giới
ECB kêu gọi quản lý và đánh thuế bitcoin
18:48' - 03/01/2018
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã kêu gọi các chính phủ quản lý và đánh thuế đối với bitcoin, cho rằng đồng tiền kỹ thuật số này là một mục tiêu của hoạt động đầu cơ và là công cụ rửa tiền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.