Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
Ngày 27/6, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định nhằm đảm bảo rằng, bất chấp những xáo trộn quan trên thị trường khí đốt, các công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết. Đây là một bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh nguồn cung cấp năng lượng cho EU trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại EU, phát biểu hôm 27/6 tại cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng EU ở Luxembourg, Bộ trưởng Chuyển tiếp Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết nhờ các cuộc đàm phán được thực hiện trong vòng chưa đầy hai tháng, EU hiện đã có một công cụ yêu cầu mỗi quốc gia thành viên bắt đầu thời kỳ Mùa Đông với lượng dự trữ khí đốt đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ giữa các nước. Bà Agnès Pannier-Runacher hoan nghênh quy chế hoạt động này, giúp tăng cường khả năng phục hồi năng lượng của châu Âu và tình đoàn kết giữa các quốc gia thành viên.
Theo quy định, các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên phải được lấp đầy ít nhất 80% công suất trước khi bắt đầu Mùa Đông 2022-2023 và đến 90% trước khi bắt đầu giai đoạn Mùa Đông tiếp theo. Ở cấp độ chung, EU sẽ phấn đấu đạt mức lấp đầy 85% tổng công suất các kho chứa khí đốt dưới lòng đất vào năm 2022.
Do khả năng dự trữ khí đốt và tình hình quốc gia khác nhau rất nhiều, các quốc gia thành viên có thể đạt được một phần các mục tiêu dự trữ bằng cách kiểm đếm các kho dự trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc nhiên liệu thay thế. Để tính đến tình hình của các quốc gia thành viên có khả năng lưu trữ rất lớn so với tiêu thụ khí đốt ở mức độ quốc gia của họ, nghĩa vụ lấp đầy các kho dự trữ dưới lòng đất sẽ được giới hạn ở mức 35% lượng tiêu thụ khí đốt trung bình hàng năm của các quốc gia đó trong năm năm qua.
Đối với một số quốc gia thành viên không có các cơ sở lưu trữ trên lãnh thổ của mình, họ bắt buộc phải lưu trữ 15% lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm trong kho dự trữ tại các quốc gia khác và do đó có thể tiếp cận với nguồn dự trữ khí đốt tại các quốc gia thành viên khác. Cơ chế này sẽ giúp tăng cường an ninh nguồn cung cấp khí đốt đồng thời chia sẻ gánh nặng tài chính trong việc lấp đầy các công suất lưu trữ của EU.
Theo quy định này, việc cấp giấy chứng nhận bắt buộc cho tất cả các nhà khai thác các địa điểm lưu trữ khí đốt dưới lòng đất được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên liên quan. Chứng nhận nhằm mục đích tránh các rủi ro tiềm ẩn của ảnh hưởng bên ngoài đối với cơ sở hạ tầng lưu trữ quan trọng có thể gây nguy hiểm cho an ninh của nguồn cung cấp năng lượng của EU, hoặc bất kỳ lợi ích an ninh thiết yếu nào khác. Quy trình chứng nhận tăng tốc được lên kế hoạch cho các vị trí lưu trữ có dung lượng lớn hơn 3,5 TWh và đã được lấp đầy ở mức thấp hơn mức lấp đầy trung bình của Liên minh vào năm 2020 và 2021.
Các nghĩa vụ lấp đầy dung lượng lưu trữ sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2025, trong khi nghĩa vụ chứng nhận của nhà điều hành hàng tồn kho sẽ tiếp tục sau ngày này. Quy định dự kiến việc cấp phép chuyển hướng cho Cộng hòa Chyprus, Malta và Ireland, miễn là các quốc gia này không được kết nối trực tiếp với hệ thống khí đốt của các quốc gia thành viên khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường chuẩn bị đối phó viễn cảnh mất nguồn cung khí đốt từ Nga
11:20' - 25/06/2022
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 24/6 cảnh báo rằng "năng lượng giá rẻ đã không còn nữa" và nhất trí tăng cường chuẩn bị cho việc cắt giảm thêm khí đốt của Nga.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU sắp phát hành trái phiếu trị giá 50 tỷ euro
07:53' - 25/06/2022
Mục đích của đợt phát hành trái phiếu châu Âu lần này là nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và giúp xây dựng một châu Âu xanh hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.