Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ ba
Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, và Việt Nam. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu. Tham gia Đoàn có đại diện các Bộ Ngoại giao, Công Thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường.
Theo phóng viên TTXVN có mặt tại Đại Lý, Hội nghị đã rà soát tình hình triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao (HNCC) MLC lần thứ nhất và HNBT MLC lần thứ hai và thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khu vực.
Trong thời gian qua, mặc dù mới đi vào hoạt động trong 2 năm nhưng hợp tác trong khuôn khổ MLC đã đạt được một số kết quả thực chất như hoàn thành số lượng lớn dự án thu hoạch sớm, thành lập Ban thư ký/Cơ quan điều phối quốc gia tại mỗi nước, thành lập Quỹ đặc biệt MLC. Các chương trình giao lưu thanh niên, hợp tác văn hoá và du lịch đã giúp nâng cao hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.
Về hợp tác thời gian tới, các Bộ trưởng nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN. Các Bộ trưởng nhất trí thông qua danh sách dự án nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ đặc biệt MLC, tăng cường trao đổi thông tin giữa các đầu mối quốc gia trong triển khai các hoạt động hợp tác MLC.
Để chuẩn bị cho HNCC MLC lần thứ 2 dự kiến sẽ tổ chức tại Campuchia từ ngày 10 - 11/1/2018, các Bộ trưởng đã trao đổi và cơ bản thống nhất một số văn kiện lớn để trình lên các nhà Lãnh đạo gồm: Kế hoạch hành động hợp tác MLC giai đoạn 2018 - 2022, Danh sách dự án MLC đợt hai.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ghi nhận những kết quả nổi bật của Hợp tác MLC trong hai năm qua, đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc và sự tham gia chủ động tích cực của các nước Mekong.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam cả trong quá trình xây dựng cơ chế hoạt động cũng như đề xuất các ý tưởng, dự án hợp tác thiết thực và phản ánh nhu cầu chung của các nước thành viên.
Phó Thủ tướng cho rằng để có thể hỗ trợ hiệu quả các nước thành viên nắm bắt cơ hội phát triển mới và giải quyết các thách thức chung, Hợp tác MLC cần chú trọng tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong nhằm đạt được cân bằng về lợi ích và trách nhiệm giữa các nước ven sông.
Sự phối hợp giữa MLC và Ủy hội Mekong (MRC) sẽ giúp phát huy thế mạnh của mỗi tổ chức và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các nước về chia sẻ thông tin, dữ liệu, nghiên cứu chung, nâng cao năng lực quản lý và phối hợp.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng nhắc lại đề xuất của Việt Nam về việc thiết lập đường dây liên lạc giữa các nước MLC trong xử lý tình huống khẩn cấp trên sông Mekong. Đây sẽ là cơ chế thông tin đầu tiên giữa sáu nước ven sông.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh các nước trong khuôn khổ MLC cần tăng cường hợp tác để hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp với sức cạnh tranh cao, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, nâng cao sức cạnh tranh của các nền kinh tế MLC thông qua phát triển hệ thống hạ tầng giao thông khu vực, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhân dịp dự Hội nghị.
Tại cuộc gặp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2017 với việc Lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai Nhà nước sang thăm lẫn nhau trong cùng một năm, đã thể hiện sự coi trọng phát triển quan hệ của hai Đảng, hai nước.
Về trọng tâm công tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường phối hợp, tích cực thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, điều phối, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả những thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao.
Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp hữu hiệu tạo chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, cải thiện hơn nữa tình trạng nhập siêu của Việt Nam, đầu tư các dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, triển khai hiệu quả các khoản tín dụng và viện trợ dành cho Việt Nam, mở rộng hợp tác cùng có lợi về nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ.
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng ghi nhận các kết quả tích cực gần đây trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN - Trung Quốc; đề nghị ASEAN và Trung Quốc sớm đi vào thảo luận các nội dung thực chất của COC, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh tại Biển Đông.
Cũng trong ngày, Phó Thủ tướng đã dự lễ cắt băng khánh thành Triển lãm ảnh về thành tựu Hợp tác Mekong - Lan Thương và khai trương trang web chính thức Ban thư ký Hợp tác Mekong - Lan Thương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong
20:38' - 27/09/2017
Sông Mekong không chỉ cung cấp nguồn nước quan trọng mà còn đem lại nhiều lợi ích về thủy sản cũng như môi trường cho các nước trong lưu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đề xuất sáng kiến quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong
19:01' - 06/08/2017
Sáng kiến của Hoa Kỳ đã được các nước Mekong hoan nghênh và nhất trí triển khai.
-
Ý kiến và Bình luận
Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mekong
16:19' - 16/03/2017
“Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mekong” là chủ đề và cũng là khuyến cáo của các nhà khoa học.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thành lập Ban Thư ký thúc đẩy hợp tác lưu vực sông Mekong
19:03' - 10/03/2017
Ngày 10/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh, Ban Thư ký Trung Quốc nằm trong khuôn khổ hợp tác sông Mekong – Lan Thương chính thức được thành lập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc viện trợ Campuchia xây cầu qua sông Mekong
20:03' - 04/02/2017
Chính phủ Trung Quốc sẽ viện trợ 57 triệu USD cho quốc gia Đông Nam Á này để xây dựng cây cầu bắc qua sông Mekong.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.