Hội nghị G20: Ba chủ đề trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh tại Italy
Hội nghị có sự tham dự trực tiếp của hầu hết các lãnh đạo nhóm G20, đại diện Liên minh châu Âu (EU), các tổ chức quốc tế lớn cùng với Tây Ban Nha và một số quốc gia khách mời khác. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tham dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến còn Mexico cử Ngoại trưởng Realiza Ebrard làm đại diện.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, chương trình Hội nghị dự kiến sẽ xoay quanh ba chủ đề trọng tâm. Trước tiên, Hội nghị tập trung đánh giá những tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 và cách thức ứng phó trên toàn cầu, trong đó nhấn mạnh hiệu quả tích cực của các chiến dịch tiêm chủng.
Đặc biệt, Hội nghị sẽ phải tìm cách đáp ứng yêu cầu cấp bách đặt ra về cải thiện khả năng tiếp cận vaccine bình đẳng hơn giữa các quốc gia, khu vực nhằm đạt được mục tiêu bao phủ vaccine cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022.
Chủ đề trọng tâm tiếp theo sẽ là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với những mục tiêu đầy tham vọng mà các thành viên G20 đã cam kết thực hiện về cắt giảm khí thải và tăng cường viện trợ tài chính cho các quốc gia chịu nhiều tác động nhất.
Trên lĩnh vực này, kết quả tại Hội nghị còn là tiền đề quan trọng góp phần vào sự thành công cho Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) sắp diễn ra tại Glasgow, Scotland.
Cuối cùng là việc tìm ra hướng đi cho nền kinh tế thế giới trong bối cảnh triển vọng phục hồi còn rất mong manh và thiếu đồng đều. Bối cảnh đó đòi hỏi G20 cần thể hiện vai trò đầu tàu nhằm tái thúc đẩy các chuỗi cung ứng, tăng cường đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu sau đại dịch.
Ngoài ra, tình hình tiếp diễn bất ổn tại Afghanistan kéo theo nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo, khủng bố quốc tế dự kiến cũng sẽ được Italy ưu tiên đưa vào các cuộc thảo luận tại Hội nghị.
Diễn ra trong hai ngày, Hội nghị được kỳ vọng có thể giúp các nước thành viên G20 đi đến những giải pháp thống nhất, đồng bộ trong việc tiếp tục ứng phó hiệu quả với những thách thức ngày càng nghiêm trọng, cấp bách đối với nhân loại.
Trong khi đó, nước chủ nhà Italy đang dần khép lại một nhiệm kỳ thành công trên cương vị Chủ tịch luân phiên trong năm 2021 với việc xác định “Con người, Hành tinh và Sự thịnh vượng” là những mục tiêu xuyên suốt cho mọi hành động cần thúc đẩy của G20./.
Đây là Hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tiên do Italy đăng cai tổ chức kể từ khi diễn đàn đa phương này được thành lập vào năm 1999.Tin liên quan
-
Tài chính
G20 được kêu gọi góp 8 tỷ USD cho chương trình phân phối công bằng vaccine COVID-19
09:55' - 25/10/2021
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi G20 đóng góp 8 tỷ USD cho chương trình phân phối công bằng vaccine COVID-19 trên toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
LHQ kêu gọi G20 đóng góp khoảng 8 tỷ USD cho chương trình phân phối vaccine toàn cầu
09:21' - 25/10/2021
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng thế giới cần có ngay khoảng 8 tỷ USD dành cho công tác đảm bảo phân phối vaccine công bằng và chính vì vậy, LHQ kêu gọi các nước G20 hỗ trợ, giúp đỡ.
-
Tài chính
G20 ủng hộ thỏa thuận thuế doanh nghiệp và cam kết duy trì đà phục hồi kinh tế
15:50' - 14/10/2021
Ngày 13/10, các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí tán thành thỏa thuận toàn cầu nhằm cải thiện hệ thống thuế doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
IMF và G20 tập trung tìm cách xoa dịu tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng
12:42' - 14/10/2021
Các Bộ trưởng Tài chính từ Nhóm G20 ngày 13/10 đã tập trung tìm cách xoa dịu tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, vốn đang khiến giá cả “leo thang” và đe dọa làm chệch đà phục hồi kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh sẽ hối thúc G20 ngăn chặn thương mại không công bằng
15:07' - 12/10/2021
Sau nhiều năm tranh luận quyền tự do thực hiện các thoả thuận thương mại tự do bên ngoài EU sẽ đem lại lợi ích cho Anh, Chính phủ Anh nhiều lần kêu gọi hiện đại hoá quy định về thương mại toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ để ngỏ việc sớm công bố các “thỏa thuận thương mại lớn”
10:45'
Ngày 18/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ sớm công bố một vài thỏa thuận thương mại lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.