Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều 2019: Chuyên gia Israel nhận định về triển vọng
Nhân hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần hai dự kiến diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 27 và 28/2, phóng viên TTXVN tại Israel đã trao đổi với Tiến sĩ Alon Levkowitz, giảng viên, điều phối viên Chương trình nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Bar-ILan, Israel, về lý do Việt Nam được lựa chọn là địa điểm tổ chức cũng như triển vọng của hội nghị.
Theo Tiến sĩ Levkowitz, Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai là do Mỹ và Triều Tiên đều muốn chọn một địa điểm có môi trường thuận lợi và có ý nghĩa đối với cả 2 nước.
Đối với Triều Tiên, Việt Nam có địa lý thuận lợi, giúp việc đi lại của nhà lãnh đạo Kim Jong-un thuận lợi hơn.
Trong khi đó, Tổng thống Trump chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức hội nghị vì dù từng đối đầu trong quá khứ, nhưng hiện Việt Nam và Mỹ đã có mối quan hệ tốt đẹp, nên đây sẽ là địa điểm có ý nghĩa đối với việc cải thiện quan hệ Mỹ-Triều. Không chỉ vậy, Việt Nam có mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Triều Tiên.
Đánh giá về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, Tiến sĩ Levkowitz cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore là một bước quan trọng cho sự gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Hai bên đã đạt một số thỏa thuận nhất định như việc phía Triều Tiên tạm ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong khi Mỹ tạm ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, cuộc gặp thượng đỉnh lần hai có những thách thức mới khác với hội nghị thượng đỉnh tại Singapore.
Nhìn chung dư luận cho rằng cuộc gặp đang đi đúng hướng, nhưng cần phải có kết quả cụ thể.
Điều này có nghĩa Triều Tiên phải sẵn sàng có những hành động thực tế để phía Mỹ thấy rằng cần phải tiếp tục đàm phán nhằm mang lại hòa bình thực sự trên bán đảo Triều Tiên.
Sau khi gặp nhau lần đầu, việc hai bên đưa ra được những cam kết trong cuộc gặp lần hai là điều rất quan trọng.
Nếu cuộc gặp tại Singapore có thể nói là mang tính biểu tượng, thì dư luận sẽ trông đợi kết quả cụ thể từ cuộc gặp lần hai.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Levkowitz tỏ ra hoài nghi về những ý kiến cho rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ tạo ra bước đột phá, bởi trên thực tế cả hai phía đều muốn đưa ra một giải pháp tối ưu cho mình.
Mỹ hy vọng Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi Triều Tiên muốn Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Levkowitz còn cho rằng sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un càng được nhiều người biết đến.
Trên thực tế, sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Trump đã ra tuyên bố dừng các cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc, còn Triều Tiên đã cải thiện được quan hệ với cả Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như nâng cao uy tín trên trường quốc tế và có những cuộc đàm phán nhằm xóa bỏ các lệnh trừng phạt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên 2019: Chuyên gia Nga nhấn mạnh vị thế của Việt Nam
20:22' - 24/02/2019
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Moskva, một số chuyên gia Nga đã ca ngợi vai trò của Việt Nam trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng bậc nhất đối với an ninh khu vực này.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Truyền thông Ai Cập đánh giá cao vai trò Việt Nam
10:23' - 24/02/2019
Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến được tổ chức ngày 27-28/2 tại Hà Nội đang được dư luận và truyền thông Ai Cập đặc biệt quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Séc đưa tin việc Việt Nam tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
08:27' - 23/02/2019
Giới truyền thông Séc đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong công tác đăng cai tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, đồng thời nêu bật ý nghĩa của sự kiện đối với Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.