Hơn 70% ngân sách dành cho chi tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Chiều ngày 11/3 tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo Chia sẻ kết quả rà soát đầu tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Báo cáo rà soát đầu tư và chi tiêu công cho Biến đổi Khí hậu có tên viết tắt là CPEIR, do 6 bộ ngành cùng tham gia thực hiện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, còn có 28 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương là Cần Thơ.Báo cáo ghi nhận hơn 70% ngân sách cho biến đổi khí hậu của các bộ và hơn 90% ngân sách khí hậu ở các tỉnh là dành cho chi tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với các ưu tiên chính sách của Chính phủ về chi tiêu công trong giai đoạn 2016 - 2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải chiếm 80% tổng ngân sách cho biến đổi khí hậu với các khoản chi tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn như thủy lợi và giao thông.
Báo cáo bao gồm các nội dung liên quan tới chi đầu tư và chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; trong đó, có hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), giai đoạn 2016-2020 và chi ngân sách nhà nước của giai đoạn 2011-2015 của 5 bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng cùng 3 tỉnh là An Giang, Bắc Ninh và Quảng Nam.
Cùng với đó, báo cáo còn rà soát các chính sách về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của quốc gia, ngành và tỉnh/thành phố có liên quan trong giai đoạn 2011-2020.
Báo cáo CPEIR được tiến hành nhằm đưa ra các khuyến nghị về việc lập kế hoạch và lập ngân sách cho biến đổi khí hậu; đồng thời, khuyến nghị việc theo dõi chi ngân sách Nhà nước cho biến đổi khí hậu trong ngân sách Trung ương và tỉnh/thành phố nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa ưu tiên ngân sách Nhà nước với các chính sách về biến đổi khí hậu nói chung và cung cấp thông tin hỗ trợ xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu.Các kết quả phân tích của báo cáo có thể góp phần huy động và đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho các nhiệm vụ, dự án, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu...
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối tham mưu cho Chính phủ về các nguồn tài chính cho khí hậu nhận thức sâu sắc rằng việc xây dựng và lập kế hoạch ngân sách nhằm triển khai, hiện thực hóa các chiến lược, chương trình, mục tiêu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng. Các kết quả đánh giá của báo cáo CPEIR sẽ rất hữu ích trong việc tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống quản lý tài chính công, thúc đẩy sự chuyển đổi từ ngân sách dựa trên đầu vào sang ngân sách dựa trên đầu ra và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các can thiệp liên quan đến khí hậu của các bộ, địa phương.Điều này góp phần vào việc thực hiện thành công các cam kết quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng như xác định nhu cầu về đầu tư cho biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả, thiết lập cơ sở để huy động và đa dạng hóa các nguồn lực trong nước và quốc tế cho biến đổi khí hậu. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh rằng các phân tích trong báo cáo CPEIR có thể được sử dụng để cung cấp thông tin cho việc xây dựng và điều chỉnh chính sách nhằm huy động vốn từ các nguồn khác nhau và thúc đẩy các can thiệp liên quan đến khí hậu. “Chúng tôi đánh giá cao Chính phủ Việt Nam và người dân đã và đang tăng cường phân bổ nguồn lực và chi tiêu ngày càng tăng cho thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy việc điều này mới chỉ đáp ứng được một phần và cần có sự hỗ trợ của quốc tế và khối tư nhân.Do nguồn lực hạn hẹp nên việc lập kế hoạch và sử dụng sẽ phải gắn chặt với những ưu tiên đã được xác định để đảm bảo đạt được các kết quả tốt nhất trong ứng phó với biến đổi khí hậu”, bà Caitlin chia sẻ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về những thách thức và cơ hội huy động các nguồn lực tài chính mới, các giải pháp phân bổ và chi tiêu ngân sách hiệu quả, giám sát kết quả phân bổ ngân sách cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Biến đổi khí hậu có thể tác động tiêu cực tới nguồn cung lương thực của Australia
07:00' - 10/03/2022
Những người nông dân ở Australia cảnh báo nguy cơ nguồn cung lương thực của nước này bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu.
-
Dự báo thời tiết
Biến đổi khí hậu làm những hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên gay gắt hơn
14:02' - 18/02/2022
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, khó dự báo và nhận định chung là trái đất đang có xu hướng nóng lên.
-
Chuyển động DN
Epson và WWF - Việt Nam hợp tác hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
19:05' - 17/02/2022
Ngày 17/2, Epson Việt Nam và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (WWF-Việt Nam) ký hợp tác chiến lược trong ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải các-bon vì một tương lai xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch COP26 đánh giá cao cách tiếp cận, quyết tâm, nỗ lực thích ứng biến đổi khí hậu của Việt Nam
19:37' - 14/02/2022
Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 đánh giá cao những cam kết mạnh mẽ và vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong khu vực, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Hội nghị COP26 và Thỏa thuận Khí hậu Glasgow.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.