Hợp tác triển khai dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong công suất 1.000 MW
Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điện gió tại Việt Nam, mới đây, Liên danh hai nhà đầu tư Zarubezhneft JSC (Nga) và DEME Concessions Wind NV (Bỉ) cùng các công ty thành viên của mình là Công ty Vietsovpetro và Công ty DEME Offshore đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong tại tỉnh Bình Thuận.
Dự án Điện gió Ngoài khơi Vĩnh Phong có quy mô 1.000 MW được chia thành 2 giai đoạn. Các đối tác đặt mục tiêu hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại giai đoạn 1 có công suất 600 MW vào năm 2026 và 400 MW còn lại (giai đoạn 2) dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại vào năm 2030.
Dự án có tổng mức đầu tư 72.900 tỷ đồng, dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án không chỉ cung cấp hàng tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia mà còn đóng góp nguồn thu cho ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng. Đồng thời tạo ra khoảng 2.500 việc làm trong suốt quá trình xây dựng; trong đó có 2.000 việc làm cho giai đoạn vận hành và 500 việc làm cho giai đoạn kết thúc và di dời dự án.
Thời gian qua, dự án đã được tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương cho phép Liên danh thực hiện các thủ tục cần thiết báo cáo Bộ Công Thương trình Chính phủ để đưa dự án vào Quy hoạch điện VIII.
Ông Alain Bernard, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty DEME Concessions Wind NV cho biết: “Các thành viên của Liên danh Dự án Vĩnh Phong cùng với đông đảo các chuyên gia Việt Nam và quốc tế tin rằng Dự án Điện gió Ngoài khơi Vĩnh Phong nên được xem xét là dự án trang trại điện gió ưu tiên trong Quy hoạch điện VIII và đây có thể là dự án điện gió ngoài khơi được hoàn thành đầu tiên ở Việt Nam”.
Theo các chuyên gia, việc thực hiện thành công các dự án điện gió ngoài khơi có quy mô lớn, là vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam, đòi hỏi các nhà đầu tư và các nhà phát triển phải tuân thủ nhiều tiêu chí nghiêm ngặt.
Những tiêu chí này gồm các thành tựu đã được chứng minh về kinh nghiệm xây dựng ngoài khơi, chuyên môn kỹ thuật và cơ sở vật chất để thực hiện các dự án hàng hải có quy mô lớn, kiến thức về tuabin/nền móng mới nhất và các công nghệ khác, các chuyên gia có tay nghề cao, tình hình tài chính vững chắc và các thành tích trong việc đầu tư các dự án ngoài khơi quy mô lớn.
Khẳng định về dự án, ông S.I. Kudryashov – Tổng giám đốc Công ty CP Zarubezhneft cho hay: “Sự hỗ trợ từ Chính phủ Liên bang Nga, cùng với kinh nghiệm của Công ty CP Zarubezhneft tại Việt Nam, khả năng tham gia độc quyền của Liên doanh Vietsovpetro và DEME Offshore, cũng như kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật và đội tàu tiên tiến của DEME, chắc chắn sẽ mang lại cho Dự án Điện gió Ngoài khơi Vĩnh Phong những triển vọng tốt nhất để thực hiện thành công và hiệu quả”.
Đại diện Liên danh cho biết, với sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, năng lực của chủ đầu tư cùng sự tham gia của các nhà thầu có nền tảng vững chắc trong lĩnh vực ngoài khơi Vietsovpetro và nhà thầu điện gió ngoài khơi hàng đầu DEME Offshore, đảm bảo rằng Vĩnh Phong không chỉ là một dự án khả thi, mà sẽ đóng vai trò là đầu tàu cho sự khởi đầu mạnh mẽ của toàn bộ ngành năng lượng ngoài khơi mới ở Việt Nam.
Đối với Dự án Điện gió Ngoài khơi Vĩnh Phong, Liên danh các đối tác đầu tư đều là những doanh nghiệp có kinh nghiệm chuyên môn và năng lực tài chính. Công ty Cổ phần Zarubezhneft là một doanh nghiệp nhà nước của Nga, đã và đang thực hiện thành công nhiều dự án ngoài khơi trong lĩnh vực dầu khí trên thế giới bao gồm cả Việt Nam từ năm 1981.
Công ty hiện đang tham gia vào việc phát triển năng lượng tái tạo, và trọng tâm là các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Đơn vị sản xuất chính của Công ty tại Việt Nam là Liên doanh Vietsovpetro, trong đó Zarubezhneft sở hữu 49% cổ phần của Liên danh và Petrovietnam sở hữu phần còn lại. Hiện tại, Liên doanh sở hữu một trong những cơ sở hạ tầng ven biển tốt nhất ở Đông Nam Á để xây dựng và lắp đặt các giàn khoan ngoài khơi.
Trong khi đó, Tập đoàn DEME của Bỉ có hơn 140 năm kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật hàng hải và dịch vụ ngoài khơi, là nhà thầu thi công hàng đầu các trang điện gió trên thế giới. Công ty DEME Concessions Wind thành lập vào năm 2014 là một công ty con của Tập đoàn DEME là người kết nối các nhóm đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi.
DEME Concessions Wind là một cổ đông tích cực trong danh mục đầu tư đa dạng của các dự án gió ngoài khơi Châu Âu với công suất hơn 1,5 GW, từ các dự án đang trong giai đoạn phát triển đến các dự án giai đoạn vận hành.
Cụ thể, công ty thành viên là DEME Offshore đã lắp đặt hơn 75 trang trại điện gió ngoài khơi chiếm 30% tổng số móng ngoài khơi và 40% tổng số tuabin gió trên toàn thế giới./.
- Từ khóa :
- điện gió ngoài khơi
- vĩnh phong
- bình thuận
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ký hợp đồng khảo sát địa chất dự án điện gió ngoài khơi La Gàn
14:01' - 15/07/2021
Vietsovpetro sẽ hợp tác với các nhà thầu phụ là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) và Công ty TNHH Fugro Singapore tiến hành thu thập các mẫu đất đá nằm sâu dưới đáy biển
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc có nguy cơ sụp đổ do thiếu vốn
08:00'
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu vốn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
15:59' - 18/04/2025
Phía Hoa Kỳ tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp.
-
Doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất cho hàng không Mỹ kể từ dịch COVID-19
14:56' - 18/04/2025
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tạo ra sự không chắc chắn lớn nhất cho các hãng hàng không Mỹ kể từ sau đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Biểu tượng chim Lạc "cất cánh" cùng Vietnam Airlines
14:35' - 18/04/2025
Hình ảnh chim Lạc trên thân máy bay không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là lời khẳng định về khát vọng vươn lên, hội nhập và khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam giữa bầu trời thế giới.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD
11:10' - 18/04/2025
“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.
-
Doanh nghiệp
Lệnh cấm của Mỹ khiến hãng AMD thiệt hại 800 triệu USD
07:46' - 18/04/2025
Nhà phát triển chip Advanced Micro Devices (AMD) dự báo các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với việc xuất khẩu chip sang Trung Quốc có thể khiến hãng gánh chịu thiệt hại lên tới 800 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
TikTok quảng bá di sản Việt, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế
16:35' - 17/04/2025
Chiều 17/4, TikTok LIVE và Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hoá Việt Nam khởi động chương trình “Nét đẹp Việt mùa 3: Chạm vào di sản” nhằm khai thác giá trị kinh tế từ di sản qua livestream sáng tạo.
-
Doanh nghiệp
TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:12' - 17/04/2025
Mặc dù hưởng lợi từ xu hướng tích hợp tính năng AI vào các sản phẩm trực tuyến nhưng TSMC đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Doanh nghiệp
OpenAI muốn mua lại Windsurf với giá 3 tỷ USD
12:44' - 17/04/2025
Các nguồn thạo tin ngày 16/4 tiết lộ OpenAI đang trong quá trình đàm phán để mua lại công ty cung cấp công cụ hỗ trợ lập trình bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Windsurf với giá khoảng 3 tỷ USD.