Hưng Yên: Tiềm năng lớn trong phát triển du lịch làng nghề
"Cần phát triển du lịch gắn với làng nghề để tạo ra loại hình du lịch hấp dẫn, có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn và lưu giữ những giá trị của làng nghề truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn".
Đây là chủ đề chính được bàn luận tại hội thảo "Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Hưng Yên 2017", diễn ra ngày 15/9 tại thành phố Hưng Yên. Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt nam, Hiệp hội lữ hành Việt Nam và các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Tiềm năng Phố Hiến Hơn 20 ý kiến tham luận tại hội thảo của các nhà khoa học, chuyên gia về du lịch, làng nghề đã tập trung thảo luận 3 vấn đề chính gồm: phân tích dự báo tiềm năng du lịch làng nghề tại Hưng Yên và những khó khăn thách thức để khai thác du lịch làng nghề hiệu quả.Chia sẻ kinh nghiệm khai thác tuyến du lịch và công tác quảng bá du lịch làng nghề của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đề xuất các chương trình, chính sách phối hợp giữa các ngành, địa phương để phát triển du lịch.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, nằm ở cửa ngõ Thủ đô Hà Nội và Trung tâm vùng trọng điểm kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, Hưng Yên là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề, với nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc gắn với nền văn hóa lâu đời của quê hương Phố Hiến tiểu Tràng An xưa.Điển hình như: làng nghề chế biến long nhãn Phương Chiểu, chạm bạc Huệ Lai, đúc đồng Lộng Thượng, đan đó Thủ Sỹ, gốm sứ Xuân Quan... Các làng nghề này không những lưu giữ những giá trị văn hóa mà còn góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Theo ông Trần Đăng Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Hưng Yên, toàn tỉnh hiện có 49 làng nghề, trong đó 36 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, doanh thu các làng nghề đến nay đạt 6.700 tỷ đồng; trong đó các nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển mạnh là thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm.Nổi bật trong đó có 8 làng nghề truyền thống đã tạo được thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: làng nghề tương Bần, đúc đồng Lộng Thượng, hương Cao Thôn, rượu Trương Xá... và đã tổ chức các tour du lịch qua các làng nghề này gồm: Hà Nội - làng cổ Đại Đồng; Hà Nội - Phố Hiến Tiểu Tràng An.
"Mỗi làng một sản phẩm" để hấp dẫn du khách Tuy nhiên, du lịch làng nghề Hưng Yên còn nhiều hạn chế. Ông Phạm Văn Hiệu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hưng Yên cho biết, do chưa có kinh nghiệm về quản lý và khai thác nên hiệu quả và sức hút của các làng nghề trên địa bàn chưa hấp dẫn.Số lượng khách đến tham quan ít, thời gian lưu lại không lâu. Toàn tỉnh mới chỉ có làng nghề hương Cao Thôn đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch để giới thiệu tiểm năng sản phẩm làng nghề. Phần nhiều người dân các làng nghề chưa biết làm du lịch. Vì vậy Hưng Yên cần có quy hoạch và chiến lược lâu dài để phát triển lĩnh vực này.
Về định hướng cơ bản cho phát triển du lịch làng nghề, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia cho rằng, hoạt động du lịch làng nghề ở Hưng Yên còn manh mún, tự phát chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có.Để du lịch làng nghề khởi sắc, Hưng Yên cần quy hoạch lại các làng nghề hiện có thành điểm tham quan du lịch, nâng cấp hạ tầng theo phương châm xã hội hóa, tổ chức các lớp tập huấn giúp cộng đồng làng nghề biết làm thương mại gắn với du lịch.
Đặc biệt, cần lưu ý đến yếu tố hấp dẫn là tính đặc trưng của sản phẩm làng nghề; có thể áp dụng mô hình "mỗi làng một sản phẩm" đã được nhiều nơi thực hiện thành công. Với vùng đất có nền văn hiến lâu đời như Hưng Yên, mô hình này được triển khai không những nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đóng góp tích cực cho sự nghiệp gìn giữ những giá trị truyền thống trong bề dày lịch sử văn hóa. Bà Lan Hương khẳng định. Chia sẻ về kinh nghiệm khai thác các làng nghề truyền thống Hà Nội để phục vụ phát triển du lịch, ông Kiều Việt, cán bộ Sở Du lịch Hà Nội cho biết, những năm gần đây Hà Nội đã coi trọng việc nâng cấp hạ tầng cơ sở, cải thiện cảnh quan môi trường, tổ chức các trung tâm mua sắm gắn với hệ thống làng nghề, du lịch kết nối giữa phố nghề và làng nghề truyền thống.Thành phố cũng đang thực hiện thí điểm mô hình bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc để nhân rộng; đồng thời xây dựng 2 làng nghề này trở thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Riêng đối với Hà Nội và Hưng Yên, có thể tận dụng vị trí địa lý thuận lợi dọc vành đai sông Hồng, phối hợp triển khai liên kết xây dựng các tour du lịch trên sông tham quan di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, tour du lịch gốm sứ ven sông Hồng, trong đó Hà Nội có gốm sứ Bát Tràng, Kim Lan; Hưng Yên có gốm sứ Xuân Quan... Ông Kiều Việt nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải bài toán cho trạm thu phí Quốc lộ 5 ở Hưng Yên
19:55' - 08/09/2017
Ngày 8/9, UBND tỉnh Hưng Yên phối hợp với Tổng cục đường bộ Việt Nam, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) đã họp bàn đưa ra các giải pháp tháo gỡ.
-
Doanh nghiệp
Hưng Yên phạt Công ty TNHH Toko Việt Nam vì gây ô nhiễm môi trường
18:06' - 27/08/2017
Tỉnh Hưng Yên vừa quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với Công ty TNHH Toko Việt Nam đóng trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm.
-
Hàng hoá
Tuần lễ Nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội sẽ diễn ra đến hết ngày 31/8
21:10' - 25/08/2017
Ngày 25/8, tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), tỉnh Hưng Yên tổ chức khai mạc "Tuần lễ Nhãn lồng Hưng Yên tại Hà Nội năm 2017".
-
Kinh tế tổng hợp
Hưng Yên tạo bước chuyển dịch phát triển kinh tế đúng hướng
20:43' - 24/08/2017
Năm 2017 Hưng Yên là một trong số ít địa phương của cả nước tự cân đối về ngân sách và nộp một phần cho Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên gây thất vọng
21:01' - 13/08/2017
Nhiều khách tham quan đã hụt hẫng khi đến với "Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên lần thứ nhất - hội chợ đặc sản vùng miền năm 2017" đang diễn ra tại thành phố Hưng Yên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34'
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10'
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09'
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)
12:54'
Ngày 22/7/2025, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký ban hành Công văn "Về việc thông báo chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)".
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải đường sắt thông suốt, hành khách cần di chuyển đến nhà ga sớm
12:31'
Hiện ngành đường sắt chưa ghi nhận ảnh hưởng kết cấu hạ tầng do cơn bão số 3, vận tải thông suốt.