IBM ra mắt thiết kế chip lượng tử mới nhất

13:45' - 15/11/2021
BNEWS Tập đoàn máy tính IBM ngày 15/11 thông báo đã thiết kế một loại chip máy tính lượng tử mới với hy vọng hệ thống lượng tử "soán ngôi" các loại máy tính cổ điển trong một số hoạt động trong hai năm tới.

Con chip mới được đặt tên là Đại bàng (Eagle), cũng được gọi là "qubits", có thể hiển thị thông tin dưới dạng lượng tử. Các máy tính cổ điển vận hành bằng cách sử dụng các "bits" với các ký tự 1 hoặc 0, nhưng "qubits" có thể sử dụng cả hai ký tự này đồng thời.

Như vậy, đến một ngày nào đó trong vòng hai năm tới, máy tính lượng tự sẽ hoạt động nhanh hơn nhiều các máy tính cổ điển. Tuy nhiên, IBM cho biết rất khó để tạo ra các qubits và cần có hệ thống làm lạnh để máy tính lượng tử vận hành được chính xác.

Trong khi con chip M1 Max mới nhất của hãng Apple có 57 triệu bóng bán dẫn - tương đương đơn vị bits - IBM cho biết loại chip Eagle mới của hãng sẽ lần đầu tiên có hơn 100 qubits.

Theo IBM, các công nghệ mới dùng để tạo ra con chip mới tại các nhà máy ở bang New York, sẽ sản xuất ra nhiều qubits hơn khi được kết hợp với các công nghệ tiên tiến khác trong lĩnh vực giữ lạnh cho máy tính lượng tử cũng như các hệ thống kiểm soát.

IMB có kế hoạch cho ra đời một loại chip "Osprey" vào năm 2022 với 433 qubits và chip "Condor" với 1.121 qubits. Công ty cho biết tới lúc đó sẽ khép lại cái gọi là "lợi thế lượng tử", tức là thời điểm mà các máy tính lượng tử có thể đánh bại máy tính cổ điển.

Phó Chủ tịch cấp cao của IBM, cũng là người phụ trách mảng nghiên cứu, ông Dario Gil cho biết điều đó không có nghĩa là máy tính lượng tử sẽ hoàn toàn soán ngôi máy tính cổ điển.

Thay vào đó, điều mà IBM hướng đến là một thế giới trong đó một số phần của ứng dụng máy tính vận hành bằng chip truyền thống và một số khác vận hành bằng chip lượng tử, tùy thuộc vào nhiệm vụ của từng ứng dụng phù hợp với loại chip nào hơn./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục