Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Thủ đô
Ngày 8/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, cùng với việc thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2022 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu. Đáng chú ý là một số mục tiêu nổi bật như: tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 7-7,5%; thu nhập bình bình quân đầu người từ 139-141 triệu đồng...
Theo đó, thành phố sẽ tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Bộ Y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động xây dựng, cập nhật và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch bệnh tương ứng với các cấp độ dịch và thường xuyên đánh giá, công bố kịp thời để người dân và doanh nghiệp chuyển đổi trạng thái hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp... Cùng đó, thành phố sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tiếp tục tận dụng có hiệu quả các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp, trọng tâm là thực hiện công khai, minh bạch các thông tin quản lý, điều hành, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của thành phố... Thành phố cũng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh gắn với triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp (PCI). Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ tập trung vào một số nội dung như: triển khai đồng bộ, kịp thời các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của trung ương và thành phố; tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; thực hiện miễn giảm thuế, phí; chính sách hỗ trợ người lao động; hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường và kênh phân phối sản phẩm, kết nối tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tổ chức lại sản xuất; đơn giản hóa các thủ tục hành chính... Ngoài ra, thành phố tiếp tục đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ, thương mại, du lịch, phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối; quản lý, điều hành tài chính ngân sách; quyết liệt trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngày từ đầu năm; đồng thời, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án ngoài ngân sách, tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư từ người dân và doanh nghiệp, đa dạng hóa mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội...Cùng đó, thành phố sẽ đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội; giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, kinh tế của Thủ đô đã dần phục hồi, duy trì đà tăng trưởng sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh kể từ quý III/2021.Theo cập nhật mới nhất từ Tổng Cục thống kê, GRDP 6 tháng đầu năm 2021 của thành phố đạt 6,02% nhưng 9 tháng chỉ đạt 1,44%. Do tác động của dịch bệnh, GRDP quý III tăng trưởng âm 6,89% nhưng quý IV tăng 6,69% đã góp phần kéo GRDP cả năm của thành phố lên mức 2,92%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát và điều hành theo kế hoạch, dự kiến tăng khoảng 1,9-2,4%.
Một số lĩnh vực phục hồi tốt sau thời kỳ giãn cách xã hội như: sản xuất công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản... đóng vai trò quan trọng thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 ước thực hiện 255.089 tỷ đồng, đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, bằng 101,5% so với dự toán Hội đồng Nhân dân tành phố giao.Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 84.734 tỷ đồng, đạt 87,2% dự toán trung ương giao; trong đó chi đầu tư phát triển là 38.887 tỷ đồng (đạt 84,3% dự toán Thành phố giao và đạt 93,3% dự toán trung ương giao), chi thường xuyên là 45.437 tỷ đồng (đạt 95,9% dự toán). Cân đối ngân sách được giữ vững.
Quản lý điều hành tài chính, ngân sách đã chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Các cấp, ngành của thành phố đã chủ động điều chỉnh, tiết giảm nhiều khoản chi thường xuyên chưa thực sự cấp bách với tổng số tiền qua 3 đợt tiết giảm gần 2.700 tỷ đồng để bổ sung nguồn lực cho phòng, chống dịch và chi đầu tư phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ. Các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của Ủy ban Nhân dân thành phố trong triển khai các nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết, Chương trình của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân thành phố để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 trong bối cảnh vừa phòng chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo "an ninh, an sinh và an dân". Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thành phố vẫn hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội quan trọng như: làm tốt khâu phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, hỗ trợ các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch; thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân và cử tri; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới
12:23' - 30/10/2021
Bên lề Quốc hội, phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu nhằm đạt được những mục tiêu dự kiến đề ra trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng
15:46' - 12/08/2021
Dự thảo kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đưa ra là tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 01: Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
18:11' - 27/01/2021
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh dựa trên khoa học công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu ngành công thương gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
13:23' - 13/01/2021
Bộ Công Thương sẽ tái cơ cấu ngành công thương gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).