ILO: Dịch COVID-19 gây xáo trộn thị trường lao động châu Á - Thái Bình Dương
Theo một báo cáo mới của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), mức sụt giảm thời giờ làm việc gây nên bởi cuộc khủng hoảng từ dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Báo cáo Triển Vọng Việc làm và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương 2020 nêu rõ: vượt qua khủng hoảng, hướng tới một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Ở hầu hết tất cả các nền kinh tế có số liệu 2020 theo quý, số lượng việc làm đều giảm so với năm 2019.
Cuộc khủng hoảng đã và đang gây nên tác động ngày càng sâu rộng, tình trạng thiếu việc làm ngày một gia tăng khi hàng triệu người lao động bị yêu cầu cắt giảm thời giờ làm việc hoặc thậm chí là không làm giờ nào. Nhìn chung, ước tính thời giờ làm việc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 15,2% trong quý II và 10,7% trong quý III năm 2020 so với mức trước khủng hoảng.
Tổn thất về thời giờ làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi vào tình trạng thất nghiệp khi khu vực không tạo được việc làm mới. Sử dụng số liệu quý sẵn có, báo cáo đã đưa ra ước tính ban đầu về tỷ lệ thất nghiệp khu vực, theo đó tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 4,4% năm 2019 lên mức 5,2% - 5,7% trong năm 2020.
Theo bà Chihoko Asada Miyakawa, Phó Tổng Giám đốc ILO kiêm Giám đốc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào các thị trường lao động của khu vực, và không nhiều chính phủ trong khu vực có khả năng sẵn sàng giải quyết. Diện bao phủ an sinh xã hội thấp và năng lực thể chế hạn chế của nhiều quốc gia khiến cho họ khó có khả năng giúp doanh nghiệp và người lao động đứng vững trên đôi chân của mình, tình hình này trở nên phức tạp hơn khi còn quá nhiều người lao động hiện vẫn làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Những điểm yếu tồn tại từ thời kỳ tiền khủng hoảng này đã khiến quá nhiều người phải gánh chịu nỗi đau do mất an ninh kinh tế khi đại dịch bùng phát và gây nên tổn thất về thời giờ làm việc và việc làm.”
* Phụ nữ và thanh niên bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề
Báo cáo cho biết, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều ghi nhận mức sụt giảm về thời giờ làm việc và việc làm của phụ nữ lớn hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng dễ bị vào tình trạng không còn hoạt động kinh tế hơn nam giới. Thanh niên cũng đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thời giờ làm việc sụt giảm và mất việc làm. Tỷ trọng thanh niên trong toàn bộ số việc làm mất đi cao hơn trong tổng số việc làm 3 đến 18 lần.
“Báo cáo đã cho thấy một bức tranh rõ ràng về việc thanh niên và phụ nữ bị đẩy ra khỏi công việc như thế nào so với những lao động khác,” bà Sara Elder, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp thuộc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là tác giả chính của báo cáo, cho biết: “Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều khả năng là thanh niên sẽ khó có thể cạnh tranh để kiếm được việc làm mới. Kể cả khi họ có thể tìm được việc làm thì có thể công việc đó cũng không phù hợp với nguyện vọng của họ. Hàng triệu phụ nữ cũng phải trả giá đắt và những người đã rời khỏi lực lượng lao động có thể sẽ phải mất hàng năm trời để có thể quay trở lại làm việc toàn thời gian.”
Do số giờ làm việc được trả lương ít hơn, thu nhập trung bình cũng giảm. Nhìn chung, ước tính thu nhập từ việc làm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong ba quý đầu năm 2020 đã giảm khoảng 10%, tương đương với mức giảm 3% trong tổng sản phẩm quốc nội. Một hệ quả khác là sự gia tăng các mức độ người có việc làm vẫn nghèo.
Tính về con số tuyệt đối, ước tính ban đầu mà báo cáo đưa ra là sẽ có thêm 22 đến 25 triệu người có thể rơi vào tình trạng có việc làm vẫn nghèo, khiến tổng số người có việc làm vẫn nghèo (những người có thu nhập chưa đến 1,90 đô la Mỹ một ngày) của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng lên mức 94 đến 98 triệu người vào năm 2020.
Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo rằng xét đến quy mô thiệt hại gây nên đối với thị trường lao động, quy mô tổng thể của những phản ứng tài khóa của khu vực hiện là không đủ, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Do tồn tại những khoảng trống trong chi tiêu tài khóa, cuộc khủng hoảng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo bà Elder: “Xét về mặt tích cực, chúng ta có thể đưa ra trong báo cáo này rằng nỗ lực của chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp giữ chân người lao động mặc dù thời giờ làm việc giảm đi đã và đang phát huy hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng tổn thất việc làm trầm trọng hơn.
Với những bằng chứng ngày càng rõ ràng cho thấy các chính sách an sinh xã hội và việc làm giúp duy trì việc làm và thu nhập, hy vọng rằng cuộc khủng hoảng sẽ dẫn tới các khoản đầu tư lớn hơn và lâu dài hơn trong các lĩnh vực cần thiết nhằm tăng sức chống chịu và thúc đẩy một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm."/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Hơn 27 tỷ đồng hỗ trợ người lao động tự do bị ảnh hưởng COVID-19
19:58' - 12/12/2020
Tính đến ngày 12/12, Ban vận động Quỹ phòng, chống COVID-19 Tp. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận ủng hộ được hơn 265 tỷ đồng và đã kịp thời phân phối hơn 150 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
-
Hàng hoá
Kết nối cung cầu để người lao động tiếp cận nhiều hơn với hàng Việt
14:53' - 11/12/2020
Bộ Công Thương đã tổ chức đưa hàng về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và khu công nghiệp, khu chế xuất thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và Chương trình Bình ổn thị trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Thị trường lao động Canada khởi sắc
13:39' - 05/12/2020
Ngày 4/12, Cơ quan Thống kê Canada cho biết thị trường lao động nước này tăng thêm 62.000 việc làm mới trong tháng 11 vừa qua, đưa tỷ lệ thất nghiệp từ mức 8,9% trong tháng 10 xuống còn 8,5%.
-
Hàng hoá
Thói quen mua sắm thời đại dịch làm thay đổi thị trường lao động Mỹ
09:31' - 05/12/2020
Sự thay đổi thói quen mua sắm thời đại dịch đã khiến thị trường lao động Mỹ thay đổi hoàn toàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tác dụng của khẩu trang đối với biến thể Omicron
15:44' - 12/08/2022
Nhóm nhà nghiên cứu y tế thuộc Viện Burnet, Australia, đã công bố mô hình mới cho thấy hiệu quả của khẩu trang đối với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
-
Ý kiến và Bình luận
ILO: Sự phục hồi việc làm giới trẻ vẫn còn chậm
14:56' - 12/08/2022
Theo báo cáo mới được công bố ngày 11/8 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), sự phục hồi trong việc làm của thanh niên vẫn còn chậm trễ.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng chồng chéo làm tăng nguy cơ suy thoái ở châu Âu
13:08' - 12/08/2022
Viện kinh tế Đức (IW) vừa công bố nghiên cứu, trong đó đưa ra nhận định rằng, các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 hay xung đột Nga-Ukraine đang khiến nguy cơ suy thoái tại châu Âu tăng cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada có thể hỗ trợ thị trường khí đốt tự nhiên của thế giới
09:41' - 12/08/2022
Lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức kêu gọi Nga nhận lại tua-bin bơm khí đốt
09:26' - 12/08/2022
Ngày 11/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Nga nhận lại tua-bin của hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, đã được sửa chữa tại Canada và tiếp tục cung cấp khí đốt.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Tiền điện tử gây nhiều rủi ro đặc biệt với các quốc gia đang phát triển
14:32' - 11/08/2022
Trong bản tóm tắt chính sách công bố ngày 10/8, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã kêu gọi thực hiện biện pháp hạn chế sử dụng tiền điện tử tại các nước đang phát triển.
-
Ý kiến và Bình luận
Dự báo cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tại Anh ngày càng trầm trọng
07:55' - 10/08/2022
Giá trần nhiên liệu trong nước của Anh dự báo sẽ tăng lên hơn 4.200 bảng (5.089 USD)/năm vào tháng 1/2023, tăng 230% so với năm ngoái, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tại nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ về lạm phát được cải thiện
09:16' - 09/08/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York mới được công bố, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tại Mỹ cải thiện trong tháng Bảy.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Nhu cầu than thế giới năm 2022 có thể trở lại mức cao kỷ lục của năm 2013
08:09' - 09/08/2022
Phóng viên TTXVN tại Pháp, dẫn thông báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt, chủ yếu do xung đột ở Ukraine, đã khiến nhu cầu than toàn cầu tăng mạnh.