IMF: Cần tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để hạn chế thiệt hại do dịch COVID-19
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 16/4 cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đòi hỏi phải triển khai nhanh chóng mọi “phao cứu sinh” tài chính sẵn có để hỗ trợ các nước.
Phát biểu bế mạc cuộc họp trực tuyến của Ban điều hành IMF, bà Georgieva nhấn mạnh: "Mọi thứ phải được thảo luận. Chúng ta đơn giản không thể biết được cuộc khủng hoảng này sẽ diễn biến như thế nào”.Dù thừa nhận giữa nhiều thành viên của IMF vẫn còn những tranh cãi về việc biện pháp bổ sung nào sẽ hiệu quả nhất, bà Georgieva cho rằng việc cần thiết là phải hành động ngay bây giờ với những nguồn lực sẵn có.
Bà nói: “Điều chúng ta biết là chúng ta đang có khả năng tài chính mạnh mẽ để hành động ngay bây giờ, và tốc độ hành động là cực kỳ quan trọng trong cuộc khủng khoảng lần này vốn đã diễn biến quá nhanh chóng và sâu sắc”.
IMF có khả năng cho vay ở mức 1.000 tỷ USD, và đã tăng gấp đôi các công cụ cấp vốn nhanh chóng trong khủng hoảng, trong đó nhiều biện pháp đã hướng đến các nước kém phát triển nhất. Mới đây, tổ chức này đã thông qua một hạn mức tín dụng ngắn hạn mới cho các nước có thu nhập trung bình.Bà Georgieva cho biết hơn 100 quốc gia đã yêu cầu được trợ giúp, và đến cuối tháng này, sẽ có 50 nước nhận được cứu trợ tài chính. Trong đó, châu Phi là khu vực có nhiều nước đủ điều kiện để nhận hỗ trợ tài chính khẩn cấp và các biện pháp miễn giảm nợ. Bà Georgieva cho biết châu lục này là “ưu tiên cao” của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB).
IMF đang tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung từ các nước thành viên cho các công cụ cho vay ưu đãi của mình, và đã nhận được những cam kết cho hơn 70% trong số 17 tỷ USD cần thiết để thực hiện một trong số những chương trình này.Tổng Giám đốc IMF cho hay Nhật Bản, Anh, Pháp, Australia và Canada đã đưa ra những cam kết chắc chắn. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng Washington hiện đang xem xét khả năng đóng góp vào hai trong số các quỹ khẩn cấp này.
Ông Mnuchin cho rằng các nước nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương và kêu gọi các nước trên thế giới hành động nhiều hơn để góp phần xoa dịu tình hình, ông nhấn mạnh “phản ứng mạnh mẽ từ IMF và WB sẽ không thể thực hiện được nếu không có hỗ trợ từ các nước thành viên”.Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của hai tổ chức nói trên, ông Mnuchin nêu rõ tất cả các nước thành viên cần khẩn cấp triển khai các biện pháp tài khóa và tiền tệ để ngăn chặn tác động của dịch bệnh và hạn chế thiệt hại dài hạn đối với các nền kinh tế.
Quan chức Mỹ này nói thêm: “Tất cả chúng ta phải sẵn sàng tăng cường và mở rộng các hành động chính sách nếu cần khi tình hình chuyển biến”./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 0% lần đầu tiên trong 60 năm
09:54' - 16/04/2020
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 16/4 cảnh báo tăng trưởng kinh tế của châu Á trong năm nay sẽ ở mức 0% lần đầu tiên trong 60 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Dịch COVID-19 đe dọa nghiêm trọng sự ổn định tài chính
13:33' - 15/04/2020
Dịch COVID-19 đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính, khi các điều kiện tài chính toàn cầu vẫn đang thắt chặt so với hồi đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
IMF thông qua khoản vay 389 triệu USD giúp El Salvador đối phó với dịch COVID-19
11:46' - 15/04/2020
Ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng giám đốc kiểm Chủ tịch hội đồng hành chính của IMF cho biết, đây là khoản giải ngân đầu tiên của tổ chức này cho El Salvador trong hơn 30 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo nợ toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm 2020
08:31' - 15/04/2020
Ngày 14/4, IMF cảnh báo nợ toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm nay và năm tới và nhấn mạnh việc tái cơ cấu và giãn nợ có thể vẫn cần được duy trì sau khi kinh tế thế giới hoạt động bình thường trở lại.
-
Tài chính
IMF hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho 25 quốc gia nghèo nhất thế giới
08:25' - 14/04/2020
Các khoản tài chính này sẽ gồm một phần chi trả các khoản nợ cho IMF trong 6 tháng và phần còn lại sẽ dành cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ y tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.