IMF: Kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 0% lần đầu tiên trong 60 năm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 16/4 cảnh báo tăng trưởng kinh tế của châu Á trong năm nay sẽ ở mức 0% lần đầu tiên trong 60 năm qua, vì cuộc khủng hoảng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ gây thiệt hại "chưa từng có" cho lĩnh vực dịch vụ và các thị trường xuất khẩu chính của khu vực này.
Theo báo cáo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương của IMF, mặc dù châu Á có nền tảng để tăng trưởng tốt hơn so với các khu vực khác trong giai đoạn hiện tại, con số dự báo của khu vực này còn thấp hơn mức tăng trung bình 4,7% ghi nhận trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và mức tăng 1,3% trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990.
Sang năm 2021, IMF dự kiến nền kinh tế châu Á sẽ tăng 7,6% với giả định rằng các chính sách ngăn chặn dịch bệnh lây lan tại đây thành công. Nhưng IMF lưu ý triển vọng vẫn rất không chắc chắn.
Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ sự sụp đổ hồi năm 2008 của ngân hàng Lehman Brothers, đại dịch COVID-19 đã trực tiếp tấn công lĩnh vực dịch vụ của khu vực này bằng cách buộc các hộ gia đình phải ở nhà và các cửa hàng phải đóng cửa. Các cường quốc xuất khẩu của châu Á cũng đang chịu ảnh hưởng từ nhu cầu sụt giảm đối với hàng hóa của họ, khi các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ và châu Âu đang gặp nhiều khó khăn.
Báo cáo của IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm nay, giảm sâu so với con số ước tính hồi tháng 1/2020 là 6%, bởi xuất khẩu suy yếu và những thiệt hại về hoạt động kinh tế trong nước do các biện pháp hạn chế đi lại mà nước này từng áp dụng.
Song IMF cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ phục hồi hoạt động vào cuối năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, khi dịch bệnh có thể quay trở lại và trì hoãn hoạt động bình thường hóa của nền kinh tế này.
Phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến công bố bản báo cáo trên, ông Changyong Rhee, Giám đốc bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của IMF cho biết các nhà hoạch định chính sách phải cung cấp những biện pháp hỗ trợ cụ thể cho những hộ gia đình và công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các lệnh cấm đi lại, chính sách giãn cách xã hội cùng những biện pháp khác nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
IMF cũng kêu gọi các Chính phủ nỗ lực cung cấp thanh khoản dồi dào cho thị trường, đồng thời giảm bớt căng thẳng tài chính mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt.
Ngoài ra, các nền kinh tế mới nổi trong khu vực nên khai thác hạn mức tín dụng chéo song phương và đa phương, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức đa phương và sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn khi cần thiết để chống lại bất kỳ sự gián đoạn dòng vốn nào do đại dịch gây ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Dịch COVID-19 đe dọa nghiêm trọng sự ổn định tài chính
13:33' - 15/04/2020
Dịch COVID-19 đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính, khi các điều kiện tài chính toàn cầu vẫn đang thắt chặt so với hồi đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
IMF thông qua khoản vay 389 triệu USD giúp El Salvador đối phó với dịch COVID-19
11:46' - 15/04/2020
Ông Mitsuhiro Furusawa, Phó Tổng giám đốc kiểm Chủ tịch hội đồng hành chính của IMF cho biết, đây là khoản giải ngân đầu tiên của tổ chức này cho El Salvador trong hơn 30 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo nợ toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm 2020
08:31' - 15/04/2020
Ngày 14/4, IMF cảnh báo nợ toàn cầu sẽ tăng mạnh trong năm nay và năm tới và nhấn mạnh việc tái cơ cấu và giãn nợ có thể vẫn cần được duy trì sau khi kinh tế thế giới hoạt động bình thường trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tờ The Times: Anh dễ bị tổn thương nhất trong cuộc chiến trợ cấp giữa Mỹ và Trung Quốc
14:47' - 29/05/2023
Báo The Times đưa tin nhà chức trách Anh cho rằng nước này sẽ dễ bị tổn thương nhất trong trường hợp bùng phát cuộc chiến trợ cấp giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Bloomberg: Boeing đang đàm phán bán ít nhất 150 máy bay 737 MAX cho Riyadh Air
09:06' - 29/05/2023
Hãng tin Bloomberg News ngày 28/5 đưa tin nhà sản xuất máy bay Boeing Co đang đàm phán thỏa thuận bán ít nhất 150 máy bay 737 MAX cho hãng hàng không khởi nghiệp Riyadh Air của Saudi Arabia.
-
Ý kiến và Bình luận
Climate Analytics: Khả năng dư thừa các tàu chở LNG trong tương lai
16:20' - 28/05/2023
Theo nghiên cứu mới của Climate Analytics, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) do .các quốc gia giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada đánh giá lại tình trạng thiếu lao động
14:43' - 28/05/2023
Cơ quan thống kê Canada (Statscan) công bố báo cáo cho thấy cần xem xét lại các ý kiến về việc Canada đang đối mặt tình trạng thiếu lao động trên diện rộng.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2023
15:44' - 27/05/2023
Ngày 26/5, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tăng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay và cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm lại có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ vào năm sau.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga: Hệ thống tài chính quốc tế phi tập trung có lợi cho kinh tế toàn cầu
14:13' - 25/05/2023
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 24/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ chỉ được hưởng lợi từ việc hình thành một hệ thống tài chính quốc tế phi tập trung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB cam kết kiềm chế lạm phát về mức 2%
14:00' - 25/05/2023
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cam kết sẽ "hạ nhiệt" lạm phát vốn đang tăng cao ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) xuống mức mục tiêu 2%.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed dự báo kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong năm 2023
13:58' - 25/05/2023
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo nền kinh tế nước này sẽ suy thoái nhẹ trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Alexander De Croo: Hợp tác Bỉ và Việt Nam sẽ tạo sự đổi mới sáng tạo
10:29' - 25/05/2023
Theo Thủ tướng Bỉ, Việt Nam là cửa ngõ vào khu vực của mình còn Bỉ giữ vị trí trung tâm châu Âu. Mỗi nước đều có thế mạnh riêng và nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự đổi mới.