IMF cảnh báo kinh tế thế giới đối mặt với nhiều "cơn gió ngược"
Phát biểu trước thềm cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, Tổng Giám đốc IMF chỉ ra những “cơn gió ngược” đối với nền kinh tế thế giới như tình trạng giá cả cao dai dẳng, chi tiêu quân sự tăng, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ, các hạn chế thương mại và nợ công cao kỷ lục sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu ảm đạm trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo bà Georgieva, nhìn vào quỹ đạo của nền kinh tế thế giới, vẫn có những điểm sáng được ghi nhận tại nền kinh tế Mỹ, châu Âu, Ấn Độ.
Để đổi hướng và thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa, người đứng đầu IMF cho biết các quốc gia cần giảm nợ, xây dựng lại vùng đệm cho cú sốc tiếp theo, cắt giảm chi tiêu và tăng năng suất. Bà nhấn mạnh hợp tác toàn cầu quan trọng hơn bao giờ hết trước những thách thức toàn cầu hiện nay. Đề cập đến một số nền kinh tế đầu tàu, Tổng Giám đốc IMF bày tỏ lạc quan về các chính sách kinh tế của Mỹ sau cuộc bầu cử sắp tới, khi nhận định Nhà Trắng luôn cho thấy thái độ tiếp cận "thực dụng" trong vấn đề kinh tế. Theo bà, Mỹ đang đối phó tốt với các thách thức kinh tế trong khi châu Âu còn có thể làm tốt hơn nữa. Trong khi đó, Trung Quốc đang ở ngã ba đường, nếu tiếp tục với mô hình phụ thuộc vào xuất khẩu như hiện tại, nền kinh tế số hai thế giới có thể gặp khó khăn về tăng trưởng. Bà hoan nghênh các kế hoạch kích thích tài khóa hiện nay của Trung Quốc song cho biết vẫn cần thêm những cải cách để củng cố các trụ cột của nền kinh tế.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF điều chỉnh chính sách, các "con nợ lớn" tiết kiệm hàng tỷ USD
14:40' - 12/10/2024
IMF sẽ nâng ngưỡng nợ mà các thành viên bắt đầu phải trả phụ phí. Sự điều chỉnh này sẽ giúp 8 quốc gia thoát khỏi việc phải trả thêm chi phí đi vay từ IMF.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng tại Trung Đông: IMF cảnh báo nguy cơ lớn đối với kinh tế toàn cầu
12:15' - 04/10/2024
Ngày 3/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo xung đột leo thang tại khu vực Trung Đông có thể gây ra những hệ quả kinh tế đáng kể đối với cả khu vực và toàn cầu.
-
Tài chính
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 03/10/2024
Tổng giám đốc IMF Georgieva cho rằng thuế là công cụ không hiệu quả vì có thể đẩy giá cả tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17'
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09'
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54'
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35'
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40'
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14'
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35'
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.