IMF khẳng định "không có nước nào thắng" trong các cuộc chiến thương mại
Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion (Argentina), Tổng Giám đốc Lagarde khẳng định: "Không có nước nào chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại".
Người đứng đầu IMF đã đưa ra nhận định trên khi được hỏi về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu.
Mặc dù các nước nghèo và tầng lớp nghèo tại các quốc gia giàu có đã được hưởng lợi từ sự phát triển của thương mại toàn cầu trong thập kỷ qua, song bà Lagarde thừa nhận một số khu vực và các ngành công nghiệp cũng phải chịu những tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc IMF cho rằng việc cắt giảm thương mại hay tăng cường các rào cản thương mại sẽ không mang lại chiến thắng cho bất kỳ bên nào.
Cũng trong phát biểu của mình, bà Lagarde nhận định nền kinh tế toàn cầu hiện đang tăng trưởng tốt và được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 3,9% trong năm nay, song song với đó là niềm tin của các nhà đầu tư tăng cao.
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với một số thách thức nổi cộm, như việc Mỹ áp đặt mức thuế mới đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu làm gia tăng nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại giữa nước này và các đối tác như Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Phát biểu của Tổng Giám đốc Lagarde được đưa ra trước thềm cuộc họp Bộ trưởng Tài chính Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 19 - 20/3 tại Buenos Aires.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng đang gia tăng liên quan đến chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Giới quan sát nhận định tại cuộc họp lần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ phải nỗ lực bảo vệ kế hoạch thương mại của Mỹ trước làn sóng chỉ trích từ các đối tác G20, cũng như lắng nghe yêu cầu của các đối tác muốn được miễn các biện pháp đánh thuế mới.
Trong khi đó, một số quan chức G20, gồm Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Argentina và Đức, cho biết họ sẽ tiếp tục nhấn mạnh "vai trò quan trọng của hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ quốc tế".
Hôm 8/3, bất chấp sự phản đối của nhiều doanh nghiệp và nghị sĩ, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh công bố áp mức thuế suất mới, 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu. Hiện chỉ có Canada và Mexico được miễn trừ trong kế hoạch này.
Một số tổ chức thương mại trong nước đã lên tiếng phản đối cho rằng mức thuế mới sẽ đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp lên cao và có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại trên diện rộng.
Kế hoạch áp thuế mới của chính quyền Mỹ cũng vấp phải sự phản đối của hàng loạt quốc gia, trong đó có các đồng minh thân cận của Mỹ, cũng như các tổ chức trên thế giới./.
>>> Tổng Giám đốc IMF kêu gọi sự phối hợp toàn cầu để hạn chế rủi ro của tiền ảo
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại?
10:39' - 16/03/2018
Từ thép của Trung Quốc đến máy bay và gỗ nhập khẩu của Canada, từ máy giặt Hàn Quốc đến xe ô tô châu Âu..., đều trong tầm ngắm của nhà lãnh đạo Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nghị viện châu Âu lo ngại về một cuộc chiến thương mại với Mỹ
18:05' - 15/03/2018
Mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là chủ đề chính tại cuộc họp của Nghị viện châu Âu ngày 14/3.
-
Chứng khoán
Nguy cơ về cuộc chiến thương mại ảnh hưởng tới chứng khoán Âu - Mỹ
09:03' - 15/03/2018
Hầu hết các thị trường chứng khoán Âu - Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 14/3, do những quan ngại gia tăng về một cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư
-
Chứng khoán
Dow Jones giảm 0,7% trước quan ngại về một cuộc chiến thương mại
09:45' - 14/03/2018
Trên Phố Wall, chỉ số Dow Jones chốt phiên giảm 0,7% xuống 25.007,03 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 0,6% xuống 2.765,31 điểm; và chỉ số Nasdaq Composite giảm 1% xuống 7.511,01 điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.