IMF và các cơ chế tài chính phối hợp hành động ứng phó dịch COVID-19
Các quan chức đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) và các cơ chế tài chính khu vực khác ngày 21/4 đã nhất trí phối hợp hành động nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế và tài chính của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhất là đối với các quốc gia và người dân dễ bị tổn thương nhất.
Trong một thông báo chung đưa ra tại một hội nghị truyền hình, các quan chức trên cho biết đã nhất trí phối hợp trong việc triển khai các hoạt động tài chính chung nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên.Theo thông báo này, “những tình huống chưa từng có đang xảy ra hiện nay đòi hỏi phải có những hành động ứng phó chưa từng có”.
Ngoài việc trao đổi thông tin về nhu cầu của các thành viên, những cơ quan và cơ chế trên cho hay sẽ tìm cách phối hợp hỗ trợ ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Mặc dù các cơ quan và cơ chế trên không công bố chi tiết về các dự án hợp tác tài chính tiềm năng song nỗ lực này có thể sẽ được “thiết kế” dựa trên sự hợp tác giữa IMF với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp – dẫn tới việc thiết lập ESM. Theo một nguồn tin thân cận, mặc dù không quốc gia nào được nhắc tới như “ứng viên” cho sự hỗ trợ trên song IMF và các tổ chức khu vực hiện đang giám sát chặt chẽ tình hình kinh tế thế giới hiện nay trước những ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. Các Thỏa thuận Tài chính Khu vực (RFA) là những cơ chế hay thỏa thuận mà thông qua đó các nhóm nước cùng cam kết hỗ trợ tài chính cho các nước gặp khó khăn tài chính trong khu vực của họ. ESM, được thiết lập vào năm 2012, cung cấp hỗ trợ cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong khi các khu vực khác cũng có RFA riêng. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva và Giám đốc quản lý ESM Klaus Regling đã tham gia một cuộc họp đột xuất bên lề Hội nghị mùa Xuân IMF-WB diễn ra dưới hình thức hội nghị truyền hình vào tuần trước để thảo luận về tất cả hành động ứng phó của hai cơ quan này đối với cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra hiện nay. Hồi tuần trước, IMF dự đoán kinh tế thế giới sẽ giảm 3% trong năm 2020 do dịch COVID-19, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ Đại Suy thoái hồi thập niên 1930 và cảnh báo các nền kinh tế đang phát triển cũng như những thị trường mới nổi sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh này. Để ứng phó tình hình trên, IMF đã tăng cường khả năng tiếp cận các khoản tài chính và hoạt động hỗ trợ khẩn cấp cho các nước có nhu cầu và đồng ý giảm nợ cho 25 nước có thu nhập thấp thông qua Cơ chế Ủy thác Giảm thiểu Ngăn chặn Thảm họa (CCRT) và thiết lập dòng thanh khoản ngắn hạn cho các quốc gia có chính sách kinh tế lành mạnh. Các nước thành viên IMF cũng cam kết cung cấp 11,7 tỷ USD để giúp IMF tăng cường nguồn tín dụng cho các quốc gia thành viên với lãi suất thấp hoặc không lãi suất.Ngoài ra, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Câu lạc bộ các chủ nợ Paris, với sự ủng hộ của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), đã nhất trí tạm thời giãn nợ cho các nước nghèo nhất./.
- Từ khóa :
- dịch COVID-19
- IMF
- ESM
- Cơ chế Bình ổn châu Âu
- virus Corona
- SARS-CoV-2
- ECB
- EU
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Cần tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để hạn chế thiệt hại do dịch COVID-19
10:54' - 17/04/2020
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng do dịch COVID-19 đòi hỏi phải triển khai nhanh chóng mọi “phao cứu sinh” tài chính sẵn có để hỗ trợ các nước.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Dịch COVID-19 đe dọa nghiêm trọng sự ổn định tài chính
13:33' - 15/04/2020
Dịch COVID-19 đang đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính, khi các điều kiện tài chính toàn cầu vẫn đang thắt chặt so với hồi đầu năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Công bố cáo bạch “Đề xuất thí điểm token hóa ETF” tại Việt Nam
21:03' - 18/07/2025
Việc token hóa tài sản là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu một tài sản vật chất hoặc kỹ thuật số thành token kỹ thuật số trên blockchain.
-
Tài chính
Việt Nam đẩy mạnh cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới nâng hạng quốc tế
18:27' - 17/07/2025
Tại buổi làm việc với FTSE Russell, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam quyết tâm cải cách thị trường chứng khoán, hướng tới mục tiêu nâng hạng và hội nhập quốc tế.
-
Tài chính
“Siêu” ngân sách 2.000 tỷ euro của EU vấp phải phản ứng trái chiều
12:13' - 17/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) vừa đề xuất một kế hoạch ngân sách dài hạn trị giá 2.000 tỷ euro, tập trung vào việc đối phó với sự cạnh tranh từ nước ngoài.
-
Tài chính
Thu nhập tăng, chi tiêu Hè của người Nhật Bản vọt lên mức kỷ lục
08:30' - 17/07/2025
Người dân Nhật Bản dự kiến chi trung bình hơn 100.000 yen (khoảng 670 USD) cho kỳ nghỉ Hè năm 2025.
-
Tài chính
Mỹ: Dữ liệu lạm phát tháng 6/2025 củng cố khả năng Fed duy trì lập trường thận trọng
15:27' - 16/07/2025
Chỉ số CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) tăng 0,2% so với tháng trước. Mức tăng này thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế, nhưng cao hơn mức tăng 0,1% của tháng 5/2025.
-
Tài chính
Dự án nghìn tỷ đổ về Phú Thọ
16:12' - 15/07/2025
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào tỉnh; trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn.
-
Tài chính
Sacombank đồng loạt miễn phí các giao dịch trong hệ thống
15:50' - 15/07/2025
Sacombank đã chính thức áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn cho tất cả giao dịch trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả giao dịch bằng tiền đồng và ngoại tệ.
-
Tài chính
Không yêu cầu nộp căn cước, giấy phép kinh doanh khi cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền 2 cấp
20:02' - 14/07/2025
Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp căn cước công dân hay giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế để cập nhật theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Tài chính
Các quỹ đầu tư quốc gia xoay trục chiến lược trong thời kỳ bất định
15:25' - 14/07/2025
Các quỹ đầu tư quốc gia trên thế giới đang chuyển hướng sang quản lý quỹ chủ động và đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các ngân hàng trung ương đang đa dạng hóa dự trữ để ứng phó với biến động.