Indonesia đặt mục tiêu xuất khẩu điện mặt trời hàng đầu ASEAN
Giới chuyên gia cho rằng loạt dự án điện mặt trời được công bố gần đây nằm trong chiến lược tập trung vào xuất khẩu của Indonesia, trong đó các công ty trong nước và quốc tế tìm cách xuất khẩu điện sạch sang các nước láng giềng.
Giám đốc điều hành Viện Cải cách Dịch vụ Thiết yếu (IESR) Fabby Tumiwa cho biết hoạt động xuất khẩu điện mặt trời chủ yếu sẽ được thúc đẩy nhờ kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung cấp điện của Singapore, trong đó tập trung vào các nguồn năng lượng mới và tái tạo (NRE). Ngày 3/11, ông Fabby cho hay có rất nhiều cơ hội xuất khẩu năng lượng tái tạo sang các nước láng giềng, đặc biệt là Singapore. Ông đề cập đến thông báo ngày 1/11 của Bộ trưởng Công Thương Singapore Gan Kim Yong, theo đó quốc đảo này đặt mục tiêu nhập khẩu 4 GW điện ít phát thải carbon thấp vào năm 2035. Lo lắng về lợi ích thương mại của việc xuất khẩu năng lượng, ông Fabby - người đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Mặt trời Indonesia (AESI) – hối thúc Chính phủ đảm bảo rằng các nhà phát triển nhà máy điện NRE ưu tiên cung cấp NRE trong nước nhằm giúp Indonesia đạt được mục tiêu cam kết đưa tỷ trọng NRE trong cơ cấu năng lượng quốc gia lên 23% vào năm 2025. Tổng cục trưởng Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Dadan Kusdiana cho rằng xu hướng xuất khẩu điện mặt trời sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung NRE trong nước, trong bối cảnh chính phủ đang tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng NRE phù hợp với kế hoạch thu mua điện dài hạn (RUPTL) giai đoạn 2021-2030. Theo ông Dadan, một số công ty đã bày tỏ quan tâm đến việc xuất khẩu điện carbon thấp, đặc biệt là từ các nhà máy điện mặt trời. Mới đây, các liên danh giữa Indonesia và Singapore đã nhất trí phát triển tổng cộng ba dự án xuất khẩu điện mặt trời. Trong dự án đầu tiên, công ty PT Medco Power Indonesia, cùng nhà bán lẻ điện PacificLight Power Pte Ltd. (PLP) và công ty điện lực Gallant Venture sẽ phát triển một dự án thử nghiệm, dự kiến sẽ bắt đầu xuất khẩu 100 MW điện sang Singapore vào năm 2024. Liên danh do Tập đoàn Sunseap của Singapore đứng đầu cũng đã ký biên bản ghi nhớ để phát triển hệ thống điện mặt trời tại tỉnh Quần đảo Riau. Đây là một trong những dự án năng lượng sạch xuyên biên giới lớn nhất Đông Nam Á.Sau khi hoàn thành, dự án sẽ có tổng công suất lắp đặt 7 GWp và bao gồm một trang trại năng lượng mặt trời nổi với công suất 2,2 GW. Cùng với nhiều cơ sở lưu trữ năng lượng với tổng công suất hơn 12 GW, dự án dự kiến sẽ cung cấp 1 GW năng lượng mặt trời liên tục cho Singapore và Indonesia.
Dự án thứ ba sẽ do Sembcorp Industries phát triển cùng công ty năng lượng tái tạo PT Trisurya Mitra Bersama và PT Pelayanan Listrik Nasional Batam (PLN Batam) - công ty con thuộc Tổng công ty điện lực quốc doanh PLN của Indonesia.Sau khi đi vào hoạt động, dự án dự kiến đạt công suất phát điện khoảng 1 GW và sở hữu một hệ thống lưu trữ năng lượng nhằm giải quyết việc gián đoạn trong xuất khẩu năng lượng sạch./.
>>>Indonesia thúc đẩy ngành sản xuất tấm pin năng lượng Mặt Trời
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Indonesia có kế hoạch sử dụng điện hạt nhân vào năm 2040
08:55' - 04/11/2021
Tổng công ty điện lực PLN thuộc sở hữu của nhà nước Indonesia vừa công bố kế hoạch triển khai các công nghệ năng lượng mới gây tranh cãi nhằm đưa Indonesia đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia ban hành quy định về định giá carbon
16:05' - 03/11/2021
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã ký ban hành một nghị định về định giá carbon, nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia tự xác định (NDC) và không phát thải ròng (NZE).
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
11:04'
Thái Nguyên có nhiều tiềm lực để phát triển nhanh và mạnh hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
-
Công nghệ
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chuyển đổi số
07:15'
Thời gian qua, chuyển đổi số tại tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả: Các hệ thống thông tin trọng yếu, dùng chung được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp.
-
Công nghệ
Công nghệ hạn chế khách chen lấn khi đi máy bay
22:38' - 24/11/2024
Hãng hàng không American Airlines (Mỹ) dự kiến sẽ áp dụng công nghệ mới tại hơn 100 sân bay trên toàn quốc để hạn chế tình trạng hành khách chen lấn khi lên máy bay.
-
Công nghệ
Hải Phòng ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực trọng yếu
17:25' - 24/11/2024
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông Việt Nam và các doanh nghiệp công nghệ số sẵn sàng đồng hành cùng Hải Phòng cho những bước chuyển đổi tiếp theo về "số" và "xanh".
-
Công nghệ
Đêm vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024: Nơi truyền cảm hứng cho tương lai
13:25' - 24/11/2024
Khép lại một năm thăng hoa của những câu chuyện sáng tạo nội dung, 15 gương mặt xuất sắc nhất từ 12 hạng mục trao giải đã được xướng tên tại Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024 tối 23/11.
-
Công nghệ
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
11:52' - 24/11/2024
Chuyển đổi số góp phần quan trọng thúc đẩy quản trị đất nước tốt hơn và cung ứng dịch vụ công hiệu quả với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.
-
Công nghệ
THACO đào tạo trí tuệ nhân tạo AI cho lãnh đạo và phụ trách
10:54' - 24/11/2024
Mới đây, tại Văn phòng Tổng quản, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) tổ chức đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) cho 45 nhân sự là Lãnh đạo và phụ trách các Ban Nghiệp vụ quản trị Cơ bản THACO.
-
Công nghệ
Meta bổ sung nhiều tính năng mới cho ứng dụng Messenger
08:59' - 24/11/2024
Với những tính năng mới của Messenger, người dùng sẽ có những trải nghiệm mới đầy thú vị.
-
Công nghệ
Cuộc đua quyết liệt trên thị trường dịch vụ internet vệ tinh
07:24' - 24/11/2024
Thị trường dịch vụ internet vệ tinh đang trở thành "mảng đất màu mỡ" thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, dù là mới thành lập hay lâu năm.